Sự lên ngôi của The Voice
The Voice chính là chương trình truyền hình thực tế "làm mưa làm gió" trên truyền thông cũng như gây bão trong công chúng trong năm 2012.
Có 3 lý do chính khiến The Voice "nổi đình nổi" là sự thành công của chương trình tại các nước trên thế giới, đặc biệt là The Voice Mỹ.
Tiếp đến các scandal liên tiếp nổ ra: từ nghi án dàn xếp kết quả, sự rút lui của Phương Uyên trước sức ép của dư luận tới nghi án tình cảm giữa Trần Lập và thí sinh Bảo Anh... Tất cả đều khiến độ "nóng" của The Voice được tăng lên theo cấp độ nhân.
Nhưng hơn cả, đó là chất lượng của các thí sinh tham gia Giọng hát Việt mùa đầu tiên đều rất ổn.
The Voice đã giới thiệu với công chúng một Đinh Hương ma mị trong giọng hát đến phong cách trình diễn, một Hương Tràm ngọt ngào đầy kỹ thuật, Đồng Lan có chút gì đó "điên điên" rất nghệ sỹ hay sức hấp dẫn của Bùi Anh Tuấn đủ sức để làm tan chảy trái tim những khán giả tuổi teen. Cuộc đổ bộ rầm rộ của các sao Hàn Cuộc đổ bộ của sao Hàn tới Việt Nam trong năm 2012 không phải sự kiện của âm nhạc Việt. Tuy nhiên, nó đã gây ảnh hưởng không ít tới một bộ phận lớn khán giả trong nước và có lẽ họ cũng mang theo một vài bài học mà chúng ta không thể bỏ qua.
Có thể nói, 2012 là năm mà các sao Hàn tới Việt Nam nhiều nhất từ trước tới nay. Chỉ tính riêng một đêm nhạc Kpop Festival đã có tới 17 nghệ sỹ, ban nhạc tới Hà Nội, chưa kể tới các đêm nhạc khác hay những chuyến thăm riêng lẻ của các diễn viên, ca sỹ.
Ngoài việc một lần nữa chứng minh sự hâm một tới điên loạn và cuồng nhiệt của các bạn trẻ Việt dành cho làn sóng Hàn Quốc, cuộc đổ bộ của những ngôi sao này còn khiến chúng ta nhận ra "cuộc chơi đầy toan tính" ngay trên sân khấu Việt.
Đầu tiên là trong đêm nhạc MLIVE MO, âm thanh đột nhiên bị xấu đi một cách khó hiểu khi Thu Minh và Văn Mai Hương biểu diễn. Trong khi các sao Hàn biểu diễn thì không có bất cứ vấn đề gì về kỹ thuật.
Tiếp đến, khi nhóm Wonder Girls mặc áo dài hát trên sân khấu, truyền thông bị hạn chế tác nghiệp. Lúc đầu cánh phóng viên tỏ ra khó hiểu nhưng sau đó, họ lờ mờ nhận ra rằng, phía Hàn Quốc muốn lấy lòng fan Việt nhưng lai không muốn quảng bá cho hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam với khán giả của họ.
Tuy nhiên, có những điều mà có lẽ chúng ta phải ngả mũ trước những ngôi sao Hàn Quốc, đặc biệt là trong cách lấy lòng fan và việc quảng bá cho nên âm nhạc của họ. Khi xuất hiện trước mắt công chúng, dù chỉ trong vài ba phút nhưng họ luôn diện những bộ trang phục đẹp nhất, nở những nụ cười tươi nhất, thân thiện nhất, miệng luôn nói "xin chào" hay "chúng tôi yêu các bạn".... kèm theo những lời hứa hẹn như mật ngọt rằng sẽ quay trở lại với Việt Nam.
Ngay như với nhóm DBSK, mặc dù công ty đại diện đã đánh tiếng về việc nhóm không có ý định quay trở lại Việt Nam trong 10 năm nữa nhưng trong buổi họp báo trước đêm nhạc Kpop Festival, hai chàng trai của DBSK nói họ tin rằng có dịp quay trở lại để biểu diễn cho khán giả Việt.
Tiếp đến, cũng trên sân khấu MLIVE MO, các nghệ sỹ Hàn đã đồng loạt nhảy điệu Gangnam Style. Họ gạt bỏ cái tôi rất cao của người nghệ sỹ, chấp nhận làm bản sao của chàng béo Psy để quảng bá cho điệu nhảy ngựa nổi tiếng này.
Với sự hậu thuẫn một cách hùng hậu như thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi Gangnam Style lại tung hoành khắp thế giới giới trong suốt năm qua. Cục NTBD "xắn tay áo" lo việc Trong năm 2012, Cục nghệ thuật biểu diễn đã nhiều lần tuýt còi trước những hành động hơi quá đà của các nghệ sỹ. Thu Minh, Thái Hà bị phạt về việc ăn mặc phản cảm, Đàm Vĩnh Hưng bị phạt vì hôn nhà sư, Cao Thái Sơn bị phạt vì hát nhép, Tấn Minh - Anh Thơ bị cảnh cáo vì vắng mặt trong đêm nhạc hữu nghị Việt - Lào.
Ngày 5/10, chính phủ ban hành Nghị định 79 gồm 5 chương và 31 điều về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu trong phạm vi cả nước. Nghị định này ra đời sau thời gian dài Cục Nghệ thuật Biểu diễn đệ trình, nâng cấp từ Quyết định số 47 (năm 2004) về Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Trong đó, điều đáng chú ý nhất là quy định cấm "không được sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn".
Nhìn chung, quy định này nhận được sự ủng hộ của đông đảo nghệ sỹ và công chúng. Tuy nhiên, có không ít ý kiến cho rằng, khó mà có thể thực hiện được nghị định này một cách triệt để được. In the spotlight ra đời Nếu như trong những năm trước, các thảm họa âm nhạc mặc sức tung hoành thì năm 2012 có vẻ im ắng hơn. Thay vào đó, một số các chương trình, sản phẩm âm nhạc có chất lượng đã được ra đời. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể tới series âm nhạc In the Spotlight.
Trong năm qua, In The Spotlight đã tổ chức các liveshow với sự tham gia của những giọng ca hàng đầu như Tuấn Ngọc, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Thanh Lam, Hàn Trần, Tùng Dương, Tấn Minh... Sau khi đã khẳng định được thương hiệu ngoài Hà Nội, In The Spotlight đã Nam tiến với đêm nhạc đầu tiên Gọi tên 4 mùa tạo được tiếng vang lớn.
Với những gì đã làm được, In the spotlight đã phần nào thực hiện được mục đích đưa âm nhạc đích thực tới khán giả, không phải thông qua các chiêu trò vốn đã dư thừa trong showbiz.