Ở tập 4 màn “Đối đầu” của Giọng hát Việt, trong phần thi của hai thí sinh Văn Tây - Nguyễn Hoàng Tôn của đội Mỹ Linh, anh đã “mắng tơi tả” Văn Tây rằng “em đang cho tôi cảm giác là em đang giận ai hoặc có ai đẩy em lên sân khấu để hát”. Sao lại có sự “mắng mỏ” này, thưa nhạc sĩ?
Đội của Mỹ Linh có sự chênh lệch giữa các thí sinh nhiều hơn các đội khác. Có những thí sinh thì có chất giọng hay, có cá tính nhưng cũng có những thí sinh thì rất bình thường, thậm chí có thí sinh còn rất yếu. Và có vẻ như Mỹ Linh hơi thật thà trong chuyện sắp xếp các thí sinh, như cặp đôi của vòng đối đầu trước là thí sinh Dương Hoàng Yến và Trần Hoàng, thì Trần Hoàng đã xin đổi bài bởi biết rằng cầm chắc thất bại.
Tất nhiên là mỗi người có một lựa chọn, đối với tôi, 2 thí sinh cùng có chất giọng bình thường sẽ được xếp với nhau, còn 2 thí sinh có chất giọng dày và quãng rộng sẽ được xếp với nhau. Nên dường như các thí sinh ở đội tôi không thể đoán trước được là ai sẽ bị loại và ai sẽ đi tiếp.
Còn trong đêm đối đầu vừa qua, khi tôi nói có phần gay gắt như thế, cũng có thể tôi hiểu nhầm kịch bản, nhưng tôi nghĩ trên một sân khấu ca nhạc, cũng không nên đưa ra một kịch bản như vậy, không nên để thí sinh có thái độ lườm nguýt hay có vẻ như muốn gây hấn như vậy, trừ khi đó là sân khấu nhạc kịch. Vì vậy việc tôi nói thế mục đích là để góp ý cho các em ấy có thái độ tốt hơn khi lên sân khấu biểu diễn, kể cả có thể có những em không hài lòng. Tuy nhiên Văn Tây có những cư xử khiến tôi bất ngờ, cậu ấy xử sự rất người lớn, khi viết trên facebook là cảm ơn tôi và rất ghi nhận.
Đã qua 4 tập vòng Đối đầu, và đã có những màn “cướp” thí sinh khá gay cấn và tạo hứng cho người xem. Tuy nhiên vừa qua trên một số trang báo, Đàm Vĩnh Hưng có vẻ nói hơi thái quá khi cho rằng, các huấn luyện viên khác đã sa vào bẫy của Đàm Vĩnh Hưng. Anh bình luận thế nào?
Tính của Đàm Vĩnh Hưng là luôn luôn cường điệu hay kịch tính sự việc lên. Ngay khi cứu thí sinh Văn Viết trong màn đối đầu giữa Văn Viết – Thái Châu, thì ở kịch bản gốc (chưa bị cắt gọt) Đàm Vĩnh Hưng có nói là “Có thể tôi mắc mưu anh Quốc Trung, có khi anh Trung đang cử gián điệp sang đội của tôi…”.
Trong cặp đối đầu giữa Văn Viết -Thái Châu, nếu tôi loại Thái Châu thì sẽ không có ai cứu cậu ấy, bởi cậu ấy không có chất giọng như Văn Viết. Vì vậy mà tôi quyết định chọn Thái Châu và loại Văn Viết. Nói nhỏ với bạn, tôi cũng được biết là Đàm Vĩnh Hưng cứu Văn Viết là không nằm trong dự định của cậu ấy đâu nhé, mà cậu ấy có ý định cứu người khác cơ (cười).
Có khi nào anh quyết định chọn ai loại ai từ trong phòng tập?
Ồ không, tôi không có định trước điều gì, tất nhiên trong đầu tôi đã nghĩ và vẫn biết là thí sinh nào thì nhỉnh hơn thí sinh nào khi tập luyện. Nhưng khi lên sân khấu, kết quả phụ thuộc vào chính màn trình diễn đó. Đã đi biểu diễn, hát hay nhưng khi lên sân khấu mà hát dở thì tôi cũng không thể chọn, mặc dù vẫn biết là đường dài cần ngựa hay. Tôi còn phải tôn trọng khán giả nữa chứ!
Các thí sinh nhận được sự giúp đỡ của anh thường là các thí sinh biết sáng tác hơn là có tố chất về giọng?
Tôi nghĩ đó là điều bình thường bởi nhạc sĩ có sự gần gũi cũng như hiểu nhau nhiều hơn. Tôi cũng chia sẻ quan niệm của mình đối với các thí sinh của mình rằng, điều quan trọng trước tiên của một người ca sĩ là trở thành người nghệ sĩ hát, tự tin với khả năng của mình và là người hát hay, chứ đừng là người thợ hát, nghĩa là hát rất hay, rất kỹ thuật nhưng không có cảm xúc.
Trên thế giới như bạn biết, có những ca sĩ hát giọng rất bình thường, thậm chí là giọng còn hơi yếu là đằng khác, nhưng người ta hát rất có cảm xúc. Tức là người ta trở thành người nghệ sĩ hát thay vì là người thợ hát. Tôi không thích và cũng không hề hướng cho các thí sinh của mình theo con đường đó, hay là hướng thí sinh trở thành diva, divo nào đó mà hãy là những ca sĩ có phong cách hát hay, cảm xúc trước đã.
Dường như Giọng hát Việt có vẻ ngoài hào nhoáng quá so với thực chất bên trong?
Tôi đã nói rất nhiều rồi, các show truyền hình thực tế là những conceps, làm sao phải chạm tới cảm xúc của người xem, có như thế thì mới hấp dẫn. Bạn biết là tất cả các thí sinh, nếu ở ngoài đời sẽ khó có được điều kiện như sự giúp đỡ của đạo diễn, giám đốc âm nhạc, nhạc sĩ… như ở trong cuộc thi. Vì thế mà muốn đạt được cảm xúc thì những show truyền hình thực tế này sẽ phải đẩy những câu chuyện kịch tính, khả năng, năng lực… Tất cả mọi thứ, thậm chí đôi khi nó còn không đúng với thực tế n
Xin cám ơn anh!