ĂN NGON » ĂN NGON

Chân giò hầm đậu nành, ghi nhớ '3 không' này món ăn sẽ mềm ngọt, không mùi hôi, cả người lớn và trẻ em đều thích

Chủ nhật, 27/12/2020 07:06

Chân giò hầm đậu nành là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa thích trong những ngày đông lạnh.

Nguyên liệu: 2 chiếc móng chân giò, 150g đậu nành, 10g xì dầu, hành, quế, 3 hoa hồi, 2 củ gừng, 15g đường phèn, 2 thìa muối, một ít tinh chất gà, 3 gam rượu, tỏi, ớt.

- Đậu nành phải được rửa sạch với nước trước, ngâm trong vòng 2 giờ, nhặt bỏ những hạt đậu nành xấu. Với bước này, bạn có thể giảm thời gian hầm, giúp đậu nành ngấm gia vị hơn, các chất dinh dưỡng trong đậu nành dễ hấp thụ hơn.

- Chuẩn bị tất cả các nguyên liệu gia vị cần cắt.

- Rửa sạch chân giò, chặt thành từng miếng lớn. Bước làm sạch rất quan trọng, có tác dụng khử mùi hôi của thịt và giúp chân giò mềm, ngon hơn.

Cách làm

1. Cho chân giò vào nồi, cho nước lạnh ngập chân giò, sau đó cho vài lát gừng và hành lá vào đun trên lửa lớn.

2. Sau khi sôi, vớt bọt cho đến khi nước nước canh chuyển sang màu trắng đục.

3. Vớt chân giò ra rửa sạch với nước ấm để loại bỏ dầu thừa.

4. Đun nóng dầu trong chảo, cho chân giò vào xào trong 2 phút rồi cho đường phèn vào đun cho đến khi chân giò chuyển màu đỏ sẫm. Đổ xì dầu vào và đun nhỏ lửa trong 2 phút.

5. Cho hoa hồi, gừng thái chỉ, quế, rượu, hai bát con nước vào đun sôi, đậy vung vặn lửa nhỏ, hầm khoảng nửa tiếng, hầm đến khi chân giò mềm.

6. Cuối cùng cho đậu nành, ớt, muối, tinh chất gà vào, tiếp tục đun thêm 8 phút, đun nhỏ lửa cho đến khi đậu nành tan vừa miệng nhất.

Lời khuyên:

- Chọn chân giò, về mặt dinh dưỡng, không có sự khác biệt giữa chân trước và sau.

- Kỹ thuật hầm chân giò với đậu nành cần thực hiện “3 không”:

1. Không luộc chân giò bằng nước nóng, vớt ra rửa sạch chân giò bằng nước ấm.

2. Không cho giấm trắng và rau mùi.

3. Khi hầm không nên dùng lửa lớn, thời gian hầm không được quá ngắn, phải hầm cho đến khi mềm.

Mimi (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới