Thực tế thì khi nấu canh xương hoặc thịt, gần như khi sôi chúng đều có một lớp bọt trắng nổi lên. Mặc dù đã rửa kỹ tất cả các thành phần của nồi canh thì nó vẫn có bong bóng. Liệu lớp bọt này là bổ dưỡng hay chất bẩn?
Lớp bọt nổi lên khi nấu canh xương là bẩn hay sạch, có nên vớt ra hay không?
Các chuyên gia về dinh dưỡng giải thích rằng, các nguyên liệu trong nồi canh sau khi được làm nóng sẽ có đám bọt nổi lên, thực tế đó là protein hòa tan trong nước. Khi đun sôi, protein sẽ tích tụ lại và nổi lên trên bề mặt nước. Đến lúc bọt khí dâng cao, chúng sẽ trào ra ngoài nồi.
Đồng thời, các chuyên gia cho rằng lớp bọt này có thể có cả chất bẩn lẫn chất bổ dưỡng. Khi nấu canh xương, tốt nhất là bạn rửa thật sạch các nguyên liệu rồi mới cho vào nồi và thêm nước. Khi đó, bạn sẽ không cần vớt bọt nổi lên trong nồi.
Điều này bởi lẽ protein trong nguyên liệu thô sẽ sản sinh ra chất nito có vị umani, chất béo bị phân hủy thành axit béo và glycerin, muối vô vơ và vitamin cũng bị phân hủy bởi nhiệt và phân tán trong nồi canh. Nếu vớt bọt ra ngoài nồi canh, bạn sẽ hớt đi rất nhiều chất dinh dưỡng, hương vị, canh ăn sẽ mất đi thơm ngon, bổ dưỡng của nó.
Khi nấu canh xương, tốt nhất là bạn nên sử dụng nước đu sôi để tránh phải vớt bọt. Nếu không dùng nước đun sôi thì cũng hạn chế vớt bọt. Các chuyên gia cho rằng trong trường hợp này thì cũng chỉ hớt đợt bọt đầu tiên khi chúng có dấu hiệu trào ra. Những lớp tiếp theo sẽ không cần lấy ra khỏi nồi.