ĂN NGON » Địa chỉ ăn ngon

Tết Đoan Ngọ: Tự làm rượu nếp rất đơn giản và có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Thứ sáu, 24/05/2024 12:13

Rượu nếp có vị ngọt dịu, có tác dụng kích thích tuyến tiêu hóa tiết ra, tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa.

Gạo nếp được ủ, các chất dinh dưỡng cơ thể dễ hấp thu hơn, là sản phẩm tốt cho người trung niên, người già, phụ nữ có thai và người sức khỏe yếu để bổ khí huyết.

Hầm thịt với rượu nếp có thể làm cho thịt mềm hơn và dễ tiêu hóa hơn.

Ngoài ra, rượu nếp còn có tác dụng giải khát, giảm mệt mỏi, giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và dưỡng ẩm cho da.

Nó còn có tác dụng nhất định đối với các triệu chứng sau: da xỉn màu, đổ mồ hôi tự phát; hoặc suy nhược thể chất thông thường, chóng mặt, da tái nhợt, thiếu năng lượng và mệt mỏi, đau dạ dày do thiếu vừa phải.

Cách làm rượu nếp ngâm:

Nguyên liệu món ăn cơm rượu nếp kiểu miền bắc

1. Sơ chế gạo nếp

Đầu tiên, bạn vo sạch gạo nếp. Tiếp đến, đem gạo nếp ngâm trong khoảng 4 - 6 tiếng trong nước lạnh. Sau đó vớt gạo nếp ra rửa sạch lại với nước lạnh, rồi đổ gạo ra một chiếc giá, để cho gạo ráo nước và bắt đầu đem đi nấu.

2. Làm cơm nếp

Trộn đều cơm nếp với một nhúm nhỏ muối trước khi nấu cơm.

Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để làm chín cơm nếp, dưới đây là 3 cách:

Cách 1: Sử dụng xửng hấp: Bạn chỉ cần cho nước ở tầng dưới của nồi, đun cho nước sôi, rồi đổ gạo lên tầng trên, đun tầm 30 phút cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.

Cách 2: Nấu gạo nếp như nấu cơm thông thường. Bạn đổ gạo vào nồi cơm điện, cho nước lọc vào, nước cao hơn mặt cơm khoảng nửa đốt tay rồi bắt đầu nấu đến khi cơm chín.

Cách 3: Nấu bằng nồi bình thường như các cụ vẫn hay nấu cơm thời xưa trên bếp củi. Cách làm tương tự như nấu trong nồi cơm điện, nhưng bạn phải chú ý về mức độ lửa và khi cơm sôi phải để ý khuấy đều lên để cơm không bị bén nồi hay bị khê.

3. Nghiền men

Sau khi cơm nếp đã chín, bạn giàn đều ra đĩa hoặc ra khay cho cơm nguội bớt. Sau khi thấy cơm nguội bớt, còn hơi ấm ấm một chút thì mới bắt đầu trộn cơm với men.

Trong quá trình chờ đợi cơm nguội, bạn bắt đầu đem men ra nghiền. Khi mua men ngoài chợ thì men thường có dạng viên, bạn nghiền nhỏ và lọc bột men qua rây lọc để bột được mịn.

4. Trộn cơm nếp với men

Cho cơm và men vào trộn đều với nhau. Bạn có thể trộn bằng muỗng hoặc tốt nhất là nên đeo găng tay để trộn cho đều nhất.

5. Cho cơm rượu vào lọ

Cho cơm đã trộn đều với men vào trong chiếc lọ đã chuẩn bị trước, ép bớt cơm xuống (không cần ép chặt quá, để có không khí cho men hoạt động).

Cuối cùng đậy nắp lọ và để ủ trong khoảng 3 - 5 ngày.

6. Thành phẩm

Cơm rượu nếp đạt là khi thấy cơm có nước chảy ra, khi ăn hơi men, vị cay của rượu, vị ngọt của nước đường và cơm nếp.

Rất dễ cho một công thức cơm rượu nếp ngon tại nhà phải không nào, chúc các bạn thành công!

Mẹo thực hiện món cơm rượu thơm ngon

Cơm rượu càng để lâu cơm sẽ càng cay và đậm vị rượu hơn. Vì thế nếu không muốn cơm lên men nhiều quá thì sau khi cơm đã lên men theo đúng ý thì nên bảo quản trong tủ lạnh và đợi đến ngày Tết Đoan Ngọ thì mang ra thưởng thức.

Bạn có thể dùng nhiều loại gạo nếp khác nhau: nếp trắng thông thường, nếp cẩm,… nhưng để cơm được ngon và đúng với truyền thống các cụ ngày xưa nhất thì nên chọn gạo lứt. Đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu mà chưa chưa được xát bỏ lớp cám gạo, vì thế gạo không có màu trắng tinh mà có màu hơi ngà vàng. Đồng thời, đây cũng là loại gạo rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người.

Men ủ cơm rượu hay chính là men rượu, bạn hoàn toàn có thể mua men ở ngoài chợ, trong các quầy hàng bán thực phẩm khô thông thường.

Autran (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới