CÔNG NGHỆ » Đi gì

Công Motor: Bỏ tiền tỉ “mua” biệt danh

Thứ năm, 06/10/2011 17:01

Nếu như Cường đô la nổi tiếng là đại gia sở hữu nhiều chiếc xe hơi đắt tiền thì ở dòng xe motor, Công motor cũng là cái tên có “số má” ở Việt Nam.

Không biết Nguyễn Quốc Cường đã “ném” bao nhiêu tờ ngoại tệ khi còn là một công tử ở phố núi Pleiku để có biệt danh “đô la”, còn với Công motor, để có được “thương hiệu” độc nhất vô nhị này, anh đã phải “chứng minh” bằng một cuộc chơi ngông cẩu xe motor bằng trực thăng tốn kém tới 2,5 tỉ đồng. Cuộc chơi ngông hơn 2 tỉ và 2 năm thực hiện Dư luận hẳn vẫn chưa quên sự kiện đình đám cách đây 3 năm gây ầm ĩ khắp Sài Gòn. Huỳnh Văn Xuân (tên thật của Công motor) cho cẩu chiếc xe phân khối lớn trên một chiếc trực thăng, bên dưới là đoàn xe motor với 300 chiếc đi theo cổ vũ, tạo thành một sự kiện chưa từng có trong giới xe motor bấy giờ. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình Sài Gòn motor show do chính công ty Thành Công của Công motor tổ chức.

Công Motor
 

Đoàn xe rong ruổi từ Sài Gòn đến Vũng Tàu nhưng chiếc trực thăng chỉ được phép bay trong phạm vi 100 m từ sân bay Vũng Tàu về thành phố này cũng đã kịp ngốn của đại gia này khoảng 2,5 tỉ đồng. Riêng chiếc khung để cẩu “nhân vật chính” là chiếc xe Honda Valkyrie Rune 1832cc (nặng 500kg trị giá 70.000 USD) đã có giá 60 triệu. Tiền quay phim, chụp hình cũng ngót ngét cả trăm triệu đồng... Trước khi trình diễn một ngày cũng phải tổng duyệt để đề phòng những chuyện bất trắc xảy ra. Để tổ chức sự kiện này, Công motor cho biết, từ lúc lên kế hoạch cho đến khi ý tưởng này thành hiện thực là 2 năm trời. Để được bay 100m trên không, Công motor đã phải xin phép rất nhiều đơn vị liên quan như Bộ Quốc phòng, Cục tác chiến, Công an... Không chỉ tổ chức, Huỳnh Văn Xuân còn đứng ra đạo diễn từ A đến Z.

Ngọc Điệp và Công Motor thời mặn nồng

Thực ra, với việc gắn với chiếc xe từ khi mới 17-18 tuổi cho đến bây giờ cũng đã 20 năm, cái tên Công motor được mặc định gắn cho anh cũng là lẽ thường tình. Chiếc xe đầu tiên anh có là chiếc cup 67, được mua bằng chính số tiền dành dụm nhiều năm lăn lộn ở các bến xe làm khuân vác. Với nhiều người, chiếc xe giống như một vật trang sức thì với sự nhanh nhạy của mình, chiếc xe khi đó đã mở ra cho Huỳnh Văn Xuân một con đường định mệnh. Chiếc xe tình cờ được một người hỏi mua, thấy có lời lãi, Huỳnh Văn Xuân bán đi rồi lại mua chiếc khác. Dần dần, anh có trong tay được hai chiếc, ba chiếc... Và bây giờ, Huỳnh Văn Xuân là chủ của công ty TNHH Dịch vụ và thương mại Thành Công Motor, với hàng trăm chiếc xe các loại. Cứ thế, anh được giới buôn bán xe gọi là Công motor từ lúc nào không hay. Dù vậy, trong giới chơi xe, có nhiều người tỏ ra không phục, cho rằng, anh chưa xứng với cái tên đó. Nếu là người khác, có lẽ người ta đã AQ mà cho qua rồi, nhưng vốn là người coi trọng tên tuổi, lại sẵn máu “ngông” trong người, Huỳnh Văn Xuân không khỏi ấm ức. Bất chấp việc làm ăn kinh doanh lúc đó đang thua lỗ, nhưng không vì thế mà Huỳnh Văn Xuân chùn bước. Anh cho biết, nếu so với khoảng thời gian và công sức để xin phép thì số tiền hơn 2 tỉ chỉ bé như... con tép. Bởi thuê được chiếc trực thăng đã khó, thuê chỉ để trình diễn chiếc xe máy lại càng không dễ.

 

Tuy vậy, sau sự kiện đó, những người không ưa Công motor vẫn tiếp tục cho rằng anh chơi ngông. Trên các diễn đàn, Công motor trở thành tâm điểm để dân tình bàn tán, thậm chí bị chỉ trích rất nặng nề. Nhưng cũng không ít người đánh giá rằng, Công motor là người ý thức rất rõ việc làm thương hiệu cho xe motor. Mỗi chiếc xe “độc” được nhập về, Công motor đều tổ chức quảng bá, mời các người mẫu tên tuổi nhất để chụp hình... Nếu tính toán, chi phí bỏ ra gần như hòa vốn. Đổi lại, anh có được tên tuổi trong giới, được các hãng xe trong và ngoài nước chú ý. Đó là cách để Công motor đưa tên tuổi của mình ra với giới kinh doanh, từ đó mở ra các cuộc làm ăn khác.

Ngoài ra, một lý do nữa để cái tên Công motor gắn với anh như một mối duyên đó là, hiếm người nào mê và yêu xe như đại gia này. Cả ngày ở công ty nhưng về nhà, trong phòng khách, phòng ngủ được anh cho hay, đều dựng những chiếc xe motor để anh ngắm mọi lúc mọi nơi. Thích những “chiêu” chưa ai làm Khi đã có tên tuổi rồi, Công motor vẫn không ngừng củng cố và phát triển thương hiệu của mình. Là người luôn nghĩ những cách làm “khác người” nên không ít lần, Công motor cũng bị dư luận phê phán nặng nề. Ngoài việc kinh doanh motor, công ty Thành Công của anh còn cung cấp các vệ sĩ. Khi còn là “gậy chống lưng” của Hoàng Điệp, ngoài việc xây dựng hình ảnh cho người yêu, Công motor cũng không quên gắn với nhiệm vụ quảng bá tên tuổi của công ty. Vì thế, sát cánh bên người đẹp của ông chủ motor lúc nào cũng có một đoàn vệ sĩ khiến mỗi nơi người đẹp này xuất hiện đều khiến dân chúng một phen... hết hồn. Có lẽ nhận biết những phản ứng không như mong muốn, sau sự kiện đó, từ đó đến nay, Công motor chưa thấy tái diễn lần nào.

2sao