Hai công ty công nghệ, mỗi hãng có một tư duy và chiến lược kinh doanh khác nhau, người đóng, kẻ mở. Mặc dù chọn những hướng đi hoàn toàn đối lập nhưng họ đều đã nhận được những thành công nhất định cả về sản phẩm lẫn doanh thu. Tuy nhiên hiện tại, cả hai đều đang đối mặt với những thách thức khác nhau.
Android của Google chiếm ưu thế về thị phần
Về mặt thị phần, các thiết bị cầm tay chạy Android của Google hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường điện thoại thông minh, với khoảng 80% - 85% thị phần (chia đều cho các hãng sản xuất thiết bị chạy Android). Trong khi đó iPhone – thiết bị cầm tay của Apple chỉ cho phép sử dụng hệ điều hành di động iOS của hãng, chiếm khoảng 10% - 15% thị phần toàn cầu.
Sự bùng nổ về doanh số của các thiết bị chạy Android là một nỗi lo lớn của Apple, cổ phiếu của hãng đang lao xuống đáy kể từ ngày ra đời chiếc iPhone đầu tiên – năm 2007. Chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên ra đời sau iPhone 1 năm, nhưng lại trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất của những chiếc iPhone.
Đây là một thành công lớn của Google, nhưng cũng là vấn đề làm Apple đứng ngồi không yên.
Nhưng Apple vẫn tiếp tục tạo ra những sản phẩm tốt
Các số liệu gần đây cho thấy doanh số bán iPhone đang tăng trưởng trở lại. Kết thúc quý 3, Apple đã bán được gần 40 triệu iPhone – một con số kỷ lục (cùng kỳ năm ngoái hãng bán được 34 triệu iPhone), nhiều hơn các nhà phân tích dự đoán.
Và các số liệu này mới chỉ phản ánh được một vài tuần kể từ ngày iPhone 6 được bán ra tại một số quốc gia. Người dùng sẽ không biết doanh số của hai thiết bị di động mới của Apple sẽ gây ấn tượng như thế nào, nhưng theo tiết lộ của nhiều hãng bán lẻ thì nguồn hàng của Apple không đủ để cung cấp cho họ. Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook đã tự tin phát biểu rằng "iPhone 6 và 6+ sẽ trở thành những thiết bị có doanh số cao nhất trong lịch sử Apple".
Hai đối thủ đang có những hướng đi khác nhau
Ngay từ những ngày đầu Apple và Google thực sự không phải là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong thị trường điện thoại thông minh. Google không tự sản xuất ra phần cứng, mặc dù có thời điểm họ đã từng sở hữu Motorola. Hãng tạo ra hệ sinh thái Android và sau đó cấp phép cho các hãng khác sử dụng với chi phí bằng 0. Thay vào đó hãng kiếm lợi nhuận từ người sử dụng và Android Market, bằng cách thu thập dữ liệu của người dùng và bán quảng cáo bằng cách sử dụng dữ liệu đó – hướng đi này giống như hướng đi của Facebook.
Ngược lại, hệ thống của Apple lại là một chu trình khép kín, iOS chỉ là mảnh ghép của chu trình đó. iOS không được bán hay được cấp phép, chu trình đó là một vòng tròn hoàn hảo bao gồm sự kết hợp của phần cứng, phần mềm và dịch vụ điện toán đám mây. Apple kiếm tiền trực tiếp từ khách hàng của mình – khách hàng phải trả một giá ‘cắt cổ’ cho các sản phẩm, nhưng ngược lại, dữ liệu của họ được bảo mật.
Đó là sự khác biệt trong mô hình kinh doanh, mọi sản phẩm, dịch vụ của Google tốt hơn so với Apple, nhưng Apple lại trở thành một đối tác tin cậy của các ngân hàng và các hãng bán lẻ trong dịch vụ thanh toán di động, đơn giản vì Apple không thu thập dữ liệu người dùng.
Đối thủ trực tiếp của Apple là Samsung, hãng sản xuất các thiết bị phần cứng chạy Android lớn nhất. Rõ ràng, nếu không có Google và Android, Samsung và các công ty sản xuất thiết bị Android khác sẽ là con số 0 trên thị trường điện thoại thông minh.
Khác với các hãng sản xuất Android, Apple chỉ chọn phân khúc sản phẩm cao cấp, Apple thậm chí không quan tâm đến phân khúc giá rẻ. Có nhiều nhà phân tích tin rằng, việc Apple bỏ qua phân khúc này chả khác nào tự mình tạo ra "gót chân Asin". Apple sẽ phải trả giá bằng thất bại. Nhưng ở thời điểm hiện tại, Apple đang ở vị trí độc tôn, thống lĩnh doanh số smartphone cũng như lợi nhuận ròng là cao nhất.
Cho đến nay có vẻ như Apple và Google đều phát triển ở những mô hình khác nhau, Google có mặt ở khắp mọi nơi, len lỏi vào đời sống bất kể ở đâu, hãng chấp nhận phân phối những chiếc Android giá rẻ để hỗ trợ cho công việc thu thập dữ liệu người dùng và kinh doanh quảng cáo. Người dùng có mức thu nhập trung bình và thấp, sẵn sàng chấp nhận việc dữ liệu bị sử dụng để đổi lại các sản phẩm miễn phí hoặc có giá thành rẻ.
Nhưng cả hai công ty và các nền tảng của họ đang phải đối mặt với các mối đe dọa mới.
Các mối đe dọa đến Apple
Với Apple, mối đe dọa của họ nằm ở thị phần các thiết bị, các nhà phát triển sẽ chả mặn mà phát triển và cập nhật ứng dụng nếu số lượng người sử dụng quá ít. Apple có thể là BMW trong lĩnh vực công nghệ, uy tín và lợi nhuận cao – nhưng BMW không phụ thuộc vào bên thứ ba như Apple.
Vấn đề này lặp lại những gì đã xảy ra với máy tính Macintosh của Apple trong thập kỷ 90, khi thị phần của họ giảm xuống quá thấp nên các nhà sản xuất ứng dụng ngừng sản xuất phiên bản Mac, và chỉ tập trung vào Windows.
Cho đến nay, điều này không xảy ra. Các nhà sản xuất ứng dụng tiếp tục tung ra những ứng dụng iOS, thường là các phiên bản Android. Điều này, một phần là do iOS của Apple ít bị phân mảnh và dễ dàng hơn để phát triển, và một phần vì người dùng Apple có xu hướng dành nhiều tiền hơn vào các ứng dụng.
Trong cuộc trò chuyện cây bút trang Recode với giám đốc điều hành Apple, họ kịch liệt nhấn mạnh rằng thị phần không - và sẽ không là mục tiêu của họ, họ chỉ tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp.
Giải pháp của Apple đó là làm một chiếc iPhone cho phân khúc khách hàng trung cấp – có vẻ đi ngược lại với tư duy kinh doanh của Apple, một chiếc iPhone giá rẻ nhưng vẫn phải toát lên sự cao cấp – khác với iPhone 5C. Motorola có những thành công nhất định với chiến lược tầm trung và Xiaomi – một ngôi sao đang lên đến từ Trung Quốc cũng có doanh số cao với những chiếc Android đẹp (mặc dù phần nào giống iPhone) với giá thành chấp nhận được.
Những mối nguy hiểm với Google
Các mối đe dọa của Google đa diện hơn. Đầu tiên, nó đến từ bên trong, doanh số các thiết bị Samsung chạy Android đè bẹp các hãng còn lại, khiến họ không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp. Điều này sẽ dẫn đến việc có thể Samsung có thể quay lại thao túng Google hoặc các hãng sản xuất khác kém mặn mà với Android.
Nhưng nỗi lo về Samsung đang dần được loại bỏ. Theo Strategy Analytics, thị phần của Samsung giảm xuống còn 24,7% (quý 3/2014) so với 35% (quý 3/2013). Kéo theo đó là lợi nhuận giảm, theo các nhà phân tích năm 2014 sẽ là năm tồi tệ nhất trong 3 năm gần đây đối với Samsung.
Thứ hai, có lẽ quan trọng hơn, Google phải đối mặt với một thực tế là ngày càng có nhiều điện thoại Android được xuất xưởng miễn phí, với 1 phiên bản mã nguồn mở của hệ điều hành, mà không có những ứng dụng mặc định của Android. Một số ước tính cho thấy thị phần của những thiết bị là Android mã nguồn mở điện thoại lên đến 20%
Google đang chiến đấu trở lại với một chương trình mới có tên: Android One – hỗ trợ các nhà sản xuất tạo ra những chiếc Android với giá 100 USD cho các thị trường mới nổi, giúp khách hàng ở các nước phát triển dễ dàng tiếp cận với smartphone. Nhưng người dùng không biết rằng với chương trình này có thành công hay không?