Nếu Lumia 925 là smartphone đầu tiên trang bị 6 thấu kính trên Window Phone thì OPPO N1 chính là chiếc điện thoại Android đầu tiên nâng cấp hệ thống 5 thấu kính lên 6 thấu kính. Đồng thời, đây cũng là điện thoại đầu tiên có khả năng chụp phơi sáng lên đến 8 giây, mang đến cảm giác chụp ảnh như trên máy cơ.
N1 là mẫu điện thoại đầu tiên nằm trong chuỗi N-Lens của OPPO. Ngoài những trang bị “độc”, cao cấp như bộ cảm biến Stacked CMOS của Sony, chip xử lý hình ảnh độc lập ISP – sản phẩm hợp tác giữa OPPO và Fujitsu, OPPO N1 còn được đầu tư trang bị những công nghệ hoàn toàn mới.
Công nghệ xử lý hình ảnh chuyên nghiệp Pure Image là công nghệ độc quyền được đầu tư bởi chính các kỹ sư OPPO, có tác dụng cân bằng trắng, cân bằng hình ảnh và cải thiện vấn đề biến sắc trong những điều kiện khắc nghiệt, cho màu sắc trở về trạng thái chân thực tự nhiên nhất. Theo các chuyên gia, Pure Image ngoài khả năng khởi động camera tốc độ cao 0,6 giây và điều chỉnh sắc sai, khống chế hiện tượng viền tím khi chụp ảnh, nó còn đặc biệt bởi thời gian phơi sáng lâu. Đây là điện thoại đầu tiên có khả năng phơi sáng lên đến 8 giây. Tốc độ màn trập chậm gia tăng thời gian phơi sáng của cảm biến, kéo dài thời gian phơi sáng cho N1.
Bên cạnh đó, khẩu độ và số thấu kính trên hệ thống camera của N1 cũng được đầu tư nâng cấp. Trong khi khẩu độ của Find 5 trước đây là f2.2 thì N1 đã được nâng cấp lên f2.0, số thấu kính cũng được trang bị lên đến 6 lớp, tạo sự đồng bộ về mặt cấu hình. Có thể nói, N1 chính là smartphone Android đầu tiên sử dụng module 6 thấu kính trên thị trường hiện nay. Hệ thống này làm cho dòng phân giải ngang của hình ảnh gia tăng lên đến 2300 TV lines, giúp tăng khả năng bắt lấy chi tiết của hình ảnh, cho hình ảnh có độ nét cao. Ngoài ra, N1 cũng được trang bị thêm công nghệ phủ AR và thủy tinh quang học hồng ngoại. Bộ lọc thủy tinh màu xanh có tác dụng chỉnh sửa những hình ảnh biến dạng trước đó, trong khi công nghệ phủ AR giúp tăng tỉ lệ sáng từ 90% lên 98%.
Một số hình ảnh khác được chụp bằng N1