Điện thoại gập - Motorola Startac (1996)
Năm 1983, công ty đã giới thiệu điện thoại di động được thương mại hóa đầu tiên - Dynatac 8000x. Tuy nhiên, phải đến năm 1990 khi điện thoại trở nên đủ rẻ và đủ nhỏ thì Dynatac cũng nặng 1,13kg và có giá lên tới 3.995USD.
StarTac đã tạo nên một cuộc cách mạng về thiết kế điện thoại di động và gây cơn sốt thực sự trên thị trường vào năm 1996. 60 triệu điện thoại Motorola StarTAC đã được bán ra thị trường. Tuy không thế sánh bằng các điện thoại thông minh ngày nay, nhưng StarTAC cũng có thể kết nối với laptop với tốc độ bằng 1/6 một modem dial-up 56k. Nó cũng là điện thoại đầu tiên có chế độ rung và dùng pin li-ion. Và với hình dáng gọn nhẹ, nghiêng về tính thời trang, StarTAC đã mang tới cho toàn thế giới một định nghĩa mới về thiết kế của điện thoại di động - điện thoại nắp gập dạng vỏ sò. Điện thoại bàn phím: Nokia 9000 (Năm 1996)
Một nhà sản xuất điện thoại đi đầu khác là Nokia. Nokia 9000 là điện thoại đầu tiên thuộc dòng Communicator của công ty và là smartphone ra đời sớm nhất. Sản phẩm có thể nhắn tin, truy cập Internet, gửi email và lướt web… với bàn phím QWERTY đầu tiên. Có lẽ Nokia 9000 được coi là điện thoại thông minh đi trước thời đại của Nokia. Nokia 5110 (năm 1998)
Nokia 5110 (hay còn gọi 5190) được sử dụng ở mọi nơi. Đó là điện thoại Nokia cổ điển với kết cấu gần như không thể phá hỏng, cực kỳ đơn giản để sử dụng và nguồn pin “khủng”. Tuy nhiên, Nokia 5110 lọt vào danh sách này không phải vì tính năng sáng tạo (trò chơi rắn Snake), mà chúng đại diện cho điện thoại giá rẻ, được sản xuất đại trà rộng rãi. Điện thoại chụp ảnh: Sharp J-SH04 (năm 2000)
ĐTDĐ thực sự đầu tiên tích hợp camera là Sharp J-SH04 được chào hàng với bộ cảm biến 0,11MP. Sản phẩm chỉ ra mắt thị trường Nhật Bản. Kể từ đó, cuộc chiến megapixel (MP) đã khiến các nhà sản xuất điện thoại di động không ngừng cải thiện bộ cảm biến hình ảnh trên thiết bị này. Điện thoại mảnh mai: Motorola Razr V3 (năm 2003)
Razr V3 ra đời đã xóa tan mọi rào cản về kích thước và thời trang của điện thoại di động, trở thành điện thoại vỏ sò bán chạy nhất lịch sử. Khi V3 ra mắt, cả thế giới phải trầm trồ trước màn hình mỏng đến… khó tin của chiếc điện thoại nắp gập này, và hầu như ngay lập tức V3 định chuẩn cho 1 cuộc chạy đua mới của thế giới di động về độ mỏng. Sau đó gần như tất cả các hãng sản xuất điện thoại bị cuốn vào vòng xoáy của việc cố gắng "đẽo gọt" sao cho sản phẩm của mình mỏng nhất. Và thành công liên tục đến với Motorola khi V3 trở thành 1 biểu tượng của thời trang, sành điệu và công nghệ cao trong suốt 5 năm sau đó. Palm Treo 650 (năm 2004)
Palm Treo 650 có một cụm phím điều hướng D-pad dưới màn hình 2,5 inch, kết hợp với bàn phím dễ dùng. Màn hình của máy có độ phân giải tương đối cao vào thời bấy giờ (320 x 320 pixel), hỗ trợ Bluetooth và Microsoft Exchange. Máy trang bị vi xử lý Intel 312-MHz và cài trình duyệt Blazer hoạt động khá nhanh. Camera VGA không quá xuất sắc nhưng cho chất lượng ảnh khá rõ ràng. Điện thoại màn hình cảm ứng: LG KE850 Prada (năm 2006)
LG KE850 được coi là điện thoại đầu tiên sở hữu màn hình cảm ứng điện dung. Cho dù đã có nhiều điện thoại màn hình cảm ứng xuất hiện trước đó nhưng công nghệ màn hình cảm ứng điện dung xuất hiện cho phép người dùng không cần sử dụng bút từ chuyên dụng vẫn có thể tương tác với màn hình. Màn hình cảm ứng điện dung cũng sáng hơn so với màn hình điện trở và chúng hỗ trợ các cử chỉ cảm ứng đa điểm. Mặc dù sau đó iPhone đã trở thành smartphone màn hình cảm biến phổ biến nhất thị trường nhưng điện thoại LG mới là hãng đặt “dấu chân” đầu tiên vào thị trường màn hình cảm ứng điện dung. Apple iPhone (năm 2007)
Tuy không phải là smartphone đầu tiên nhưng sự xuất hiện của chúng đã làm thay đổi hoàn toàn hình dáng phổ biến của điện thoại thời bấy giờ - dạng gập và thanh với bàn phím. iPhone đầu tiên chỉ có màn hình cảm ứng và bàn phím ảo. Với mức giá 600 USD, iPhone được xếp vào dòng điện thoại hạng sang. Ban đầu, sản phẩm bị giới phân tích hoài nghi và bị các tên tuổi như Motorola, Paln, Microsoft và Nokia châm biếm, coi thường. Tuy nhiên, 5 năm sau, chính các "ông lớn" này đã trở thành nạn nhân của cơn sốt iPhone và phải điều chỉnh để thích nghi. Tính đến nay, đã có hàng trăm triệu điện thoại iPhone được bán ra trên toàn thế giới và “chú dế” này đã tác động không chỉ tới cuộc sống của con người mà tới cả xu hướng sản xuất smartphone trên toàn cầu. Điện thoại Android: T-Mobile G1 (năm 2008)
HTC Dream / T-Mobile G1 là điện thoại đầu tiên trên thế giới cài hệ điều hành Android của Google. Dream cung cấp thời lượng sử dụng pin lâu hơn, giá rẻ hơn và trang bị bàn phím QWERTY dạng trượt. Sau này, Android đã dần trở thành nền tảng được dùng phổ biến hiện nay, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Apple và là “vũ khí” mới để các nhà sản xuất hạ bệ những tên tuổi lớn ra khỏi thị trường di động. Điện thoại LTE: Samsung SCH-R900 (năm 2010)
Samsung SCH-R900 là điện thoại trang bị tính năng LTE đầu tiên. Đây là công nghệ 4G khác với WiMax của Sprint, và là chuẩn không dây cho tốc độ cao nhất hiện nay. Có điều doanh số bán hàng của SCH-R900 là không cao do chỉ được bán thông qua nhà cung cấp MetroPCS tại Mỹ. Nó cũng không phải là smartphone có cấu hình mạnh mẽ. Samsung Galaxy S3 (năm 2012)
Là một trong những sản phẩm thuộc dòng Galaxy do Samsung chế tạo, Galaxy S3 đã giành “vé chót” trong danh sách này vì một vài lý do. Điện thoại mạnh mẽ với mọi tính năng (và sau đó là Galaxy S4 và Galaxy S5) trở thành đối thủ “nặng ký” của iPhone và “ngôi sao” trong thế giới Android. Ngoài ra, với sự phát hành rộng rãi trên toàn cầu và chi mạnh tay vào tiếp thị, sản phẩm này đã trở thành smartphone đầu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, đây cũng là “tác nhân” tạo ra cuộc chiến pháp lý kéo dài giữa Apple và Samsung thời gian qua.