CÔNG NGHỆ » Xài gì

Điều khiển điều hòa có một nút nhỏ, vừa mát mẻ, tiết kiệm điện lại không ảnh hưởng sức khỏe

Thứ hai, 01/05/2023 14:28

Vào mùa hè, bạn nên biết cách sử dụng các nút bấm trên điều khiển điều hòa để có chế độ phù hợp, vừa làm mát phòng mà không ảnh hưởng sức khỏe.

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài thì chiếc điều hòa là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất. Điều hòa giúp giảm bớt sự nóng bức, giúp bạn cảm thấy mát mẻ, thư thái và dễ chịu hơn vào những ngày thời tiết oi bức kinh hoàng. Đặc biệt, gia đình có trẻ nhỏ, người già thì chiếc điều hòa càng phát huy tác dụng của mình.

Tuy nhiên, việc sử dụng điều hòa 24/24h và bấm nhiệt độ thấp vừa tốn điện lại ảnh hưởng sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần phải lưu ý một số điểm để dùng điều hòa vào mùa hè vừa mát mẻ, lại tiết kiệm điệm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Dùng chế độ "Cool" trên điều hòa

Nếu như mùa đông hoặc thời tiết mưa ẩm ướt, bạn nên sử dụng chế độ Dry (biểu tượng hình giọt nước) thì mùa hè bạn nên dùng chế độ Cool (biểu tượng hình bông tuyết).

Khi bật chế độ này, nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống nhanh do máy nén làm việc liên tục để duy trì nhiệt độ ổn định. Nhiệt lượng trong phòng sẽ bị đẩy ra ngoài và quạt chỉ ngừng chạy khi nhiệt độ phòng đạt đến mức đã cài đặt. Chế độ này còn giúp bạn hạn chế tình trạng không khí quá khô để ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vào mùa hè, ban ngày bạn nên sử dụng điều hòa ở chế độ Cool để phòng được mát mẻ.

2. Buổi tối vào mùa hè nên sử dụng chế độ Sleep

Vào buổi tối, bạn nên sử dụng chế độ Sleep. Khi sử dụng chế độ này, thông thường sau 30 phút hoặc 1 tiếng, nhiệt độ điều hòa sẽ tăng lên 1 độ C. Sau đó sẽ tiếp tục tăng 2 độ và duy trì nhiệt độ đó cho đến khi nào bạn tắt điều hòa.

Ví dụ, trước khi ngủ bạn để nhiệt độ điều hòa là 25 độ C. Sau 30 phút hoặc 1 tiếng, điều hòa sẽ tăng nhiệt độ lên 26 độ C. Khoảng 2 tiếng tiếp theo, điều hòa sẽ tự động tăng nhiệt độ lên mức 28 độ C. Như vậy, về ban đêm, nhiệt độ môi trường giảm xuống thì nhiệt độ điều hòa cũng được tự động điều chỉnh tăng lên, vừa giúp tiết kiệm điện vừa giúp bạn không bị lạnh quá khi ngủ.

Chế độ này giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn mà không cần phải dậy tắt điều hòa hay bật chế độ tăng nhiệt độ. Đặc biệt, nếu nhà có người lớn tuổi và trẻ nhỏ thì nên biết đến chế độ này.

3. Đừng chỉ bật điều hòa, hãy dùng thêm quạt

Nghe có vẻ tốn điện hơn nhưng cách làm bật điều hòa và sử dụng thêm quạt gió sẽ giúp không khí trong phòng được lưu thông tốt và mang lại cảm giác mát mẻ hơn hẳn. Không những thế, nếu thực hiện theo cách làm này bạn sẽ giảm tải được việc làm mát phòng cho điều hòa, máy chạy bớt nặng sẽ tiết kiệm được điện hơn.

4. Bật nhiệt độ thích hợp cho điều hòa là từ 24 - 25 độ C

Không nên cài đặt nhiệt độ lạnh của máy lạnh quá thấp, tốt nhất nên đặt ở nhiệt độ khoảng 24-25 độ C (ban ngày) và 25 - 27 độ C (ban đêm). Nếu có điều kiện, nên chọn loại máy có hiệu suất làm lạnh cao (dạng Inverter) để giảm lượng điện năng tiêu thụ.

Vì khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C, điện năng tiêu thụ của điều hòa sẽ tăng thêm từ 1,5 đến 3% tùy vào loại máy và cách sử dụng. Nếu nhiệt độ điều hòa hạ thấp xuống 25 độ C từ mức 26 độ C, điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn 1,5 đến 2,5%.

5. Hạn chế bật, tắt nhiều lần

Bạn thường bật/tắt điều hòa sẽ khiến điện năng tiêu hao nhiều hơn và tốn thời gian làm lạnh phòng do máy lạnh cần rất nhiều năng lượng để khởi động lại. Vì vậy, để tránh gây tác dụng ngược, bạn nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định.

Ngoài ra, khi không sử dụng điều hòa thì bạn nên ngắt điện. Nhiều người có thói quen chỉ tắt bằng remote, nhưng khi đó điều hòa vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Do vậy sau khi tắt bằng remote, bạn nên ngắt Aptomat của điều hòa nữa.

Thùy Dương (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới