CÔNG NGHỆ » Xài gì

Máy giặt có bộ phận này cực bẩn, tháo ra phải 'bịt mũi' nhưng ít người biết đến để vệ sinh định kỳ

Chủ nhật, 14/04/2024 09:01

Đây là bộ phận mà bạn nên thường xuyên vệ sinh định kỳ, bởi nếu không rất dễ để lại mùi hôi trên quần áo.

Trong cuộc sống hiện đại, máy giặt là một trong những món đồ gia dụng không thể thiếu, giúp con người giải phóng đáng kể sức lao động. Tuy nhiên, sự phổ biến của máy giặt không có nghĩa là bạn biết mọi thứ về nó.

Nhưng so với các thiết bị khác, máy giặt thường không được vệ sinh thường xuyên và là nguyên nhân quần áo của bạn dù được giặt bằng máy xong vẫn có mùi hôi. Trong đó phải kể đến là bộ phận lọc cặn của máy giặt.

Bộ lọc máy giặt chứa đầy tóc và cặn bẩn (Ảnh minh họa)

Thông thường các loại máy giặt hiện nay đều được thiết kế một bộ lọc để thu gom các sợi lông tơ, sơ vải cũng như các chất cặn bẩn từ quần áo hoặc chất giặt tẩy trong quá trình giặt giũ.

Nếu tích tụ lâu ngày, các chất cặn trong bộ lọc sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giặt và tuổi thọ của máy. Tuy nhiên, nhiều người dùng, nhất là những người có tuổi mới chỉ chú ý đến cách vận hành máy giặt và chưa biết bộ lọc cặn của máy giặt ở đâu.

Với một số máy giặt cửa trên, bộ lọc cặn dạng túi lưới sẽ nằm trực tiếp bên trong lồng giặt, lâu lâu mở ra sẽ thấy một lượng lớn chất bận tích tụ, rất tiện để vệ sinh.

Đối với máy giặt cửa trên, bộ lọc cặn thường nằm trong lồng giặt của máy.

Nhưng với các máy giặt cửa trước, bộ lọc cặn lại thường nằm ở góc dưới bên phải thân máy. Trong trường hợp không xác định được vị trí bộ lọc cặn, bạn tìm đọc lại hướng dẫn sử dụng đi kèm với máy.

Do đó, 'cửa' ở góc dưới bên phải của máy giặt lồng ngang là bộ lọc cặn. Sau khi mở nắp bộ lọc cặn ra, bạn có thể thấy túi lọc tương tự như phích cắm bình xăng ô tô. Nếu quá cứng, bạn có thể xoay nhẹ nó để lấy nó ra.

Khi sử dụng một thời gian dài, nếu thấy máy giặt rung lắc mạnh, quần áo vẫn còn ướt, nước bị rò rỉ... hãy thử kiểm tra bộ phận này, có thể thấy bên trong có nhiều xơ, tóc và các chất bẩn khác bám vào.

Bên cạnh đó, độ ẩm cao bên trong máy giặt sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Do đó, thường xuyên vệ sinh bộ lọc cặn của máy giặt sẽ giảm thiểu rủi ro về mầm bệnh lây lan, đặc biệt là các chứng bệnh về da cũng như nâng cao chất lượng giặt giũ. Nếu không bảo dưỡng, vệ sinh bộ lọc định kì, để lâu ngày có thể làm giảm tuổi thọ máy giặt hay dẫn đến tình trạng máy giặt ngưng hoạt động.

Tường San (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới