1. Kiểm tra RAM
Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, hay còn gọi là RAM, là bộ nhớ ngắn hạn của máy tính. Nó lưu trữ thông tin của các quy trình hiện tại và sử dụng thông tin để để đảm bảo máy tính chạy trơn tru hơn.
Sự cố RAM xảy ra khi một quá trình ghi dữ liệu vào RAM, nhưng RAM trả về dữ liệu khác nhau khi truy xuất cùng một thông tin.
Nếu bạn mua một máy tính có RAM bị lỗi, bạn sẽ có thể gặp phải tình trạng treo máy, đồ họa méo mó, hiệu năng chậm chạp và vô số lỗi khác. Do đó, bạn bắt buộc phải kiểm tra RAM trước khi mua một máy tính đã qua sử dụng.
Mặc dù có nhiều công cụ của bên thứ ba khác nhau để kiểm tra RAM, bạn co thể sử dụng công cụ "Chẩn đoán bộ nhớ của Windows". Đây là cách bạn có thể kiểm tra RAM bằng công cụ này:
- Nhấn phím tắt Win + R.
- Nhập "mdsched.exe" và nhấn Enter.
- Nhấp vào Restart now and check for problems (Khởi động lại ngay và kiểm tra các sự cố).
Sau khi làm theo các hướng dẫn trên, Windows sẽ khởi động lại một lần và sau khi khởi động, công cụ Chẩn đoán Bộ nhớ sẽ bắt đầu hoạt động. Sau khi chạy thử nghiệm hoàn tất, Windows sẽ khởi động lại một lần nữa.
Khi khởi động lại lần thứ hai, bạn sẽ thấy kết quả kiểm tra ngay lập tức. Trường hợp không có, bạn cần sử dụng Windows Event Viewer để tìm kiếm chúng. Để làm điều này, hãy làm theo các bước sau:
- Vào Start, đến Event Viewer (Trình xem sự kiện)
- Vào Windows Logs và đến System
- Nhấp vào Find, gõ "MemoryDiagnostic" và nhấp vào Find Next (Tìm kiếm tiếp theo).
Trình xem sự kiện sẽ tìm kiếm chuỗi trong dữ liệu của nó và hiển thị kết quả chạy thử nghiệm.
2. Kiểm tra tình trạng ổ cứng
Ổ cứng bị lỗi có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, như không thể đọc hoặc ghi vào ổ đĩa, máy tính thường xuyên gặp sự cố và các vấn đề khác. Do đó, bạn cũng nên kiểm tra ổ cứng trước khi mua một máy tính đã qua sử dụng.
Hai loại ổ cứng SSD và HDD đều tồn tại lâu dài và hiếm khi hỏng hóc, nhưng điều cần thiết là phải đảm bảo sức khỏe của chúng tốt, nhiệt độ của chúng nằm trong phạm vi chấp nhận được và chúng không bị dính lỗi “bad sector” hoặc “bad block” (hiện tượng một vùng nhớ nhỏ trong ổ cứng máy tính không thể truy xuất dữ liệu tạm thời hoặc vĩnh viễn).
Bạn có thể kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng bất kỳ phần mềm nào của bên thứ ba, nhưng mình khuyên bạn nên sử dụng CrystalDiskInfo. Đó là một công cụ miễn phí hiển thị khá nhiều thông tin cần thiết về bất kỳ ổ cứng nào bạn đã cài đặt.
Đầu tiên, hãy tải xuống công cụ CrystalDiskInfo và cài đặt nó trên máy tính của bạn. Ngay sau khi khởi chạy công cụ, bạn sẽ thấy thống kê của tất cả các ổ đĩa trên máy tính của mình. Nếu có nhiều ổ cứng, bạn có thể chuyển đổi giữa chúng bằng cách nhấp vào nút mũi tên ở góc trên bên phải của giao diện công cụ.
Từ tất cả các số liệu thống kê mà công cụ hiển thị cho bạn, tình trạng và nhiệt độ là điều quan trọng nhất. Tình trạng sức khỏe của ổ cứng phải ở mức Tốt và nhiệt độ của nó phải từ 30°C đến 50°C. Nhiệt độ không được cao hơn 70°C trong trường hợp xấu nhất.
3. Kiểm tra tình trạng pin
Khả năng sạc của pin máy tính xách tay tiếp tục giảm theo thời gian. Nếu tuổi thọ pin trong máy tính xách tay mà bạn sắp mua đã giảm đáng kể, nó có thể hết pin nhanh chóng và thậm chí cần phải thay thế.
Do đó, hãy kiểm tra sức khỏe của pin trước để tránh phải chịu thêm chi phí sau khi mua. Làm theo các bước sau để tạo báo cáo pin:
- Nhập "cmd" vào thanh tìm kiếm
- Nhấp chuột phải vào ứng dụng Command Prompt và nhấp vào Run as administrator (Chạy với tư cách quản trị viên).
- Nhập “powercfg/batteryreport” => nhấn Enter.
Quá trình trên sẽ tạo một báo cáo pin và lưu nó vào một thư mục cụ thể, trong hầu hết các trường hợp sẽ là C: Windows System32 battery-report.
Bạn có thể phân tích mức sử dụng pin và ước tính tuổi thọ của chúng bằng cách kiểm tra kỹ lưỡng báo cáo về pin. Bạn nên đảm bảo rằng thời lượng pin ước tính mà pin cung cấp sau khi sạc đầy đủ cho bạn làm việc và nếu phải thay pin mới, bạn cần tính thêm chi phí đó khi mua một máy tính xách tay đã qua sử dụng.
4. Kiểm tra chất lượng CPU và GPU
Nếu bạn có ý định sử dụng máy tính của mình cho công việc ngốn tài nguyên hoặc chơi các trò chơi đòi hỏi nhiều đồ họa, hãy đảm bảo rằng CPU và GPU của máy đủ mạnh để chịu được áp lực từ các tác vụ mà bạn dự kiến sẽ thực hiện trên máy.
Bạn sẽ cần thực hiện các bài test để đánh giá tính ổn định và "khả năng chịu đựng" của CPU, GPU (thường được gọi là Stress Test).
Quá trình này được thực hiện thông qua các ứng dụng chuyên dụng, và thực hiện test liên tục ở mức tải cao nhất cho đến khi hệ thống bị treo hoặc thậm chí bị nóng máy.
5. Kiểm tra nhiệt độ của CPU và GPU
Khi máy tính của bạn tắt trong quá trình “Stress Test”, đó là bởi vì nó quá nóng chứ không phải là quá tải. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể quyết định xem mình có cần thêm quạt, bộ làm mát hay bất kỳ thứ gì khác để giữ nhiệt độ của linh kiện ở mức an toàn hay không.
Nếu bạn không nhận được dữ liệu nhiệt độ CPU và GPU trong quá trình test khả năng chịu đựng của máy, bạn có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng để kiểm tra nhiệt độ của chúng.
Phần mềm CAM của NZXT là 2 phần mềm phổ biến được sử dụng để kiểm tra nhiệt độ của CPU và GPU vì giao diện dễ sử dụng.