CÔNG NGHỆ » Xài gì

Top video game gây tranh cãi nhất năm 2014

Thứ năm, 25/12/2014 14:10

Game đóng thế có cảnh ân ái đồng tính, Flappy Bird đột ngột khai tử hay Grand Theft Auto V ẩn chứa sự khiêu dâm là những tựa video game gây tranh cãi nảy lửa trong năm qua.

1. Depression Quest và phong trào GameGate

GameGate là một thuật ngữ chính thức xuất hiện vào đầu tháng 8.2014, dùng để đặc chỉ các video game mang tính kỳ thị giới tính, chủ yếu nhắm đến việc đe dọa hãm hiếp, tấn công nhằm vào phụ nữ trong ngành công nghiệp video game.

Zoe Quinn.

Phong trào này xuất phát từ một câu chuyện về cô nàng Zoe Quinn, người bị bạn trai cũ “tố” đã ngủ với cây viết Nathan Grayson của Tạp chí game Kotaku để tựa game nhàm chán của mình là Depression Quest được đánh giá cao. Thậm chí Quinn còn bị “tố” đã lợi dụng chiêu này với cả những cây viết của các tờ game danh tiếng như IGN, GameSpot.

Khi thông tin đó rò rỉ, Quinn lập tức bị cộng đồng game thủ “hạ nhục” bằng các video đánh giá phân biệt giới tính, đe dọa hiếp dâm và cả tính mạng. Những người bênh vực nữ quyền về phía Quinn cũng như những tay bút dính nghi án cũng được cho là rơi vào tình trạng tương tự. Đây được xem là vụ bê bối nhất của ngành công nghiệp game trong năm.

2. Destiny-trò chơi đắt đỏ nhất

Destiny, một tựa video game của Activsion với kinh phí “khủng” 500 triệu USD, được thai ghén trong gần 5 năm, đã trở thành một game được đầu tư ngân sách cao nhất trong lịch sử làng game.

Chi phí khổng lồ đã khiến Destiny ngay khi ra đời làm điên đảo các fan hâm mộ ruồn bỏ Xbox One, và nhận được rất nhiều bình luận trái chiều từ các trang game nổi tiếng. Không ít nhà phân tích game đã nâng Destiny lên cao ngút song cũng không ít nhà bình luận cho rằng Destiny vẫn còn quá bị ảm ánh bởi cái bóng của Halo.

3. Trò chơi Watch dogs

Watch dogs ngay khi ra đời đã khiến hãng game Ubisoft phải “xấu mặt” khi mang thiết kế đồ họa xấu và cả những lỗi của phần mềm Uplay của Ubisoft. Điều đáng nói hơn ở chỗ, nhà phát triển game sau đó đã tuyên bố sẽ vá các lỗi song phải mất rất nhiều tuần sau mới thực hiện được.

Nguyên nhân do các nhà thiết kế đồ họa AMD và Nvidia cãi vã không ngừng, đổ trách nhiệm cho nhau về lỗi thiết kế đối với Watch dogs.

4. Dark Souls II

Là sản phẩm từ nhà tạo game uy tín From Software với rất nhiều fan hâm mộ các trò chơi Demon’s Souls và Dark Souls, phiên bản Dark Souls II nhận được rất nhiều đánh giá cao từ các game thủ mặc dù đồ họa của nó không bắt mắt.

Tuy nhiên khi tải lên PC, Dark Souls II bị không ít game thủ “than” rằng thiết kế hình ảnh có quá nhiều bóng tối, có thể là một cản trở khi chơi.

5. Trò chơi bạo lực tình dục Grand Theft Auto V

Trò chơi Grand Theft Auto V đã bị chỉ trích chứa đựng nhiều tình tiết nhắm đến các công nhân tình dục, đặc biệt là phụ nữ. Thậm chí, vào tháng 11.2014, một bản kiến nghị gồm hơn 25 nghìn chữ ký đã đề nghị hãng bán lẻ game Target của Úc phải gỡ bỏ trò chơi này trên các gian hàng.

Tất nhiên điều đó đã khiến không ít game thủ tỏ ra thất vọng và một cuộc khẩu chiến kéo dài giữa những người ủng hộ và phản đối trò chơi này.

6. Trò chơi Areal khiến ông Putin cũng thích

Areal được đánh giá là phiên bản phái sinh của tựa game cổ điển nổi tiếng STALKER. Theo một số nguồn tin cho biết, con gái Tổng thống Nga Putin từng bày tỏ với ông về việc đầu tư cho dự án game này. Sau đó, ông Putin được tin là đã trực tiếp viết thư cho nhà phát triển game và bày tỏ sự thích thú của mình với game này.

7. Dragon Age: Inquisition

Trò chơi nhập vai Dragon Age: Inquisition của BioWare và công ty mẹ EA tung ra vào tháng 11.2014 lập tức đã gây sốt trên cộng đồng mạng với cảnh quan hệ nam đồng tính.

Chi tiết này đã khiến trò chơi bị nhiều người chỉ trích rằng BioWare đã đi quá đà và lợi dụng điều này để câu khác. Song một số khác lại cho rằng, BioWare thực chất đã phản ánh đúng những gì đang diễn ra trong xã hội hiện nay.

8. Flappy Bird bị gỡ bỏ khỏi App Store

Trò chơi video trên điện thoại di động Flappy Bird bỗng nhiên gây chú ý trên toàn cầu vào năm 2014 khi một trò chơi nhỏ, thiết kế đơn giản lại có thể đem về khoản tiền kếch xù cho nhà phát triển với doanh thu 50.000 USD/ngày.

Tuy nhiên, trong lúc cao điểm thu hút trò chơi, đột ngột Flappy Bird lại bị chính nhà phát triển Nguyễn Hà Đông gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng App Store và được giải thích vì nó là một trò chơi gây nghiện. Trò chơi thực sự đã gây ra làn sóng tranh luận không ngớt trong làng game.

Theo Danviet.vn