NAM GIỚI » Chuyện thâm cung bí sử

Joe Frazier: "Khi cái chết chính là sự bất tử"

Thứ sáu, 11/11/2011 17:22

Joe Frazier trút hơi thở cuối cùng vào ngày 7/11/2011, sau 2 tháng chống chọi với căn bệnh ung thư gan.

 

Nhưng cái chết đối với người đầu tiên đấm gục được Muhammad Ali huyền thoại và đã luôn đặt cược mạng sống của mình cho chiến thắng không hề là một khoảnh khắc thất bại. Chỉ có thể xác chết, không có tinh thần chết.

Cú móc trái kinh khủng của Frazier vào ngày 8/3/1971, ở “Trận chiến thế kỷ” với Muhammad Ali đã đi vào lịch sử quyền Anh thế giới, không chỉ vì nó làm sụp đổ một tượng đài khi ấy, mà còn đại diện cho tinh thần bất tử của Frazier. Đó là cú đấm của một cánh tay trái bị dị tật còng queo, do một tai nạn khi còn nhỏ của ông (Frazier đã bị một con heo mà ông trêu chọc đuổi và đè trọng lượng 300 pound của nó lên cánh tay). Nhà Frazier quá nghèo để tìm một bác sĩ nắn cho cánh tay của ông thẳng lại như người thường. Nhưng từ trong đau đớn, ý chí phi thường được sản sinh, và sự dị dạng trở thành lợi thế.

Muhammad Ali (phải) và Joe Frazier (trái) khi còn thi đấu (Ảnh: AP)

Sự lì lợm và ý thức vượt qua nghịch cảnh đã xuất hiện ở Frazier từ khi còn nhỏ. Ông từng kiếm được khi thì một chiếc bánh sandwich, khi thì vài xu lẻ, nhờ việc “tháp tùng” các bạn học hay bị bắt nạt về nhà. Đầu những năm 50 thế kỷ trước, ông xem quyền Anh qua màn hình chiếc ti vi đen trắng ở nhà, và bắt đầu tập luyện với một chiếc bao đấm tự chế, làm từ vải bố cũ nhồi giẻ rách, lõi ngô, gạch đá và rong rêu. Suốt 6-7 năm, Frazier đấm vào mớ hổ lốn ấy với “găng tay” là cà vạt của cha quấn lại, hoặc tất của mẹ và em gái. 15 tuổi, sau khi bị đuổi khỏi một nông trang vì xô xát với một gã chủ da trắng, Frazier tự bắt xe bus lên New York, làm đủ mọi việc nặng nhọc để kiếm sống (khi mới đến, ông đã sử dụng cánh tay bị tật của mình để bốc vác và xếp dỡ các thùng hàng cho hãng Coca-Cola), trước khi gia nhập Thế giới quyền Anh.

Khi còn chơi quyền Anh nghiệp dư, Frazier đã 3 lần giành danh hiệu Đôi găng Vàng Trung Đại Tây Dương vào các năm 1962, 1963 và 1964. Chiến tích chói lọi nhất của ông trong thời gian này là trở thành người Mỹ duy nhất giành Huy chương Vàng môn quyền Anh tại Olympic 1964 (Tokyo), với một ý chí chiến đấu kinh khủng. Frazier đấm gục George Oywallo của Uganda ở vòng 1, chỉ mất 40 giây để hạ knock-out Athol McQueen của Australia ở vòng 3, nhưng tại bán kết, ông đối diện một quả núi: Võ sĩ người Nga Vadim Yemelyanov, cao  6,4 feet (1,94 m, hơn Frazier nửa cái đầu) và nặng 203 pound (93 kg). 

Bức ảnh này được chụp vào ngày 7/10/2002, khi Frazier (trái) và Ali dự lễ kỷ niệm năm thứ 10 giải ESPY (được coi là “Oscar thể thao”) (Ảnh: Getty)

“Cú móc trái của tôi giống như tên lửa tầm nhiệt, cứ nện tới tấp vào mặt và người hắn ta. Trong hiệp hai, tôi đã đánh gục hắn 2 lần. Rồi đột nhiên, ngón tay của tôi bị gãy, nhưng giữa trận chiến, như có adrenalin (thuốc giảm đau - TT&VH) hướng tâm trí tôi đến những điều quan trọng hơn, như làm sao đối phó với Yemeyanov chẳng hạn” - Frazier, trong một bài phỏng vấn sau này, cười xòa nhớ lại . Tại trận chung kết, ông chỉ ngâm ngón tay bị dập nát ấy trong nước nóng pha muối, và tuyên bố: “Đau hay không, thì Joe Frazier của Beaufort, Nam Carolina, cũng sẽ vô địch”. Gần như “chấp” đối phương, một thợ cơ khí người Đức khổng lồ đã từng tham gia đấu vật ở đội Olympic Đức có tên Hans Huber, cú móc trái khủng khiếp của mình, Frazier cắn răng thi đấu, và chiến thắng nhờ 3/5 giám khảo đã chấm điểm cao hơn cho ông. Không ai biết rằng khi ông giương cao đôi găng chiến thắng, ngón tay phía trong gần như hoại tử.

Luôn sẵn sàng đánh cược với tử thần

Cú móc trái kinh điển đã hạ gục Ali năm 1971 8/3/1971

Frazier gần như luôn sẵn sàng để... chết. George Foreman, người từng hạ knock-out Frazier và tiếm ngôi vô địch thế giới năm 1973, nhớ lại: “Tôi đã đánh gục anh ta 6 lần, nhưng khi trận đấu kết thúc, anh ta vẫn đứng vững và nhìn thẳng vào tôi”. Trận ấy, rất nhiều tiếng hô “Xuống đi, Frazier” đã cất lên, trước tình cảnh thảm hại của Smokin` Joe, nhưng ông vẫn không gục ngã. Tại “Trận chiến thế kỷ” huyền thoại vào tháng 3/1971, Frazier trở thành người đầu tiên đấm knock-out Muhammad Ali ở hiệp thứ 15, cũng với cú móc trái từ cánh tay dị thường, và để trả giá cho khoảnh khắc vĩ đại ấy, 9 ngày trong bệnh viện để điều trị cao huyết áp và nhiễm trùng thận có lẽ là điều quá nhẹ nhàng với ông. Nhưng hình ảnh mà Ali nhớ nhất có lẽ không phải là trận đấu ấy, khi Frazier ở đỉnh cao phong độ, mà là ở lần tái đấu thứ 3 giữa 2 người năm 1975, có tên “Thrilla in Manila”. Smokin`Joe đã bị Ali đấm cho gần như không thể nhìn thấy gì, nhưng vẫn cố lao vào như một con mãnh thú bị thương ở hiệp đấu cuối cùng, hiệp thứ 15, trước khi bị Huấn luyện Eddie Futch kiên quyết giữ lại. Sau này, Ali kể lại với sự rùng mình: “Tôi chỉ nhìn thấy điều gì đó rất gần với cái chết”.

Tất cả những ai từng so găng với Frazier, hầu hết đều là những võ sĩ có thể hình lớn hơn, có lẽ đều trải qua cảm giác bị ý chí khủng khiếp ấy lấn át, được cụ thể hóa dưới hình hài một cánh tay cong queo, nhưng lại trở thành vũ khí tối thượng của một tay đấm không chỉ tạo ra ảnh hưởng đến giới quyền Anh nhờ kỹ thuật của mình, mà còn là biểu tượng của tinh thần chiến đấu bất tử. Không phải là võ sĩ nhanh nhất và mạnh nhất, nhưng luôn là một người không biết sợ hãi. Có thể thua, nhưng không thể đánh mất phẩm giá và sự tôn trọng. Thể xác gục ngã, nhưng ý chí thì không bao giờ. Chỉ có thể xác chết, không có tinh thần chết. Đó là Joe Frazier.

Joe Frazier là ai?

+ Sinh ngày 12/1/1944 tại Beaufort, Nam Carolina, Mỹ. Mất ngày 7/11/2011

+ Biệt danh: Smokin`Joe (Joe bốc khói) + Huy chương Vàng ở Thế vận hội Tokyo 1964.

+ Giành đai WBA và WBC khi vượt qua Jimmy Ellis năm 1970. + Năm 1971, trở thành võ sĩ đầu tiên đánh bại được Muhammad Ali

+ Năm 1973, mất ngôi vô địch thế giới vào tay Geogre Foreman

+ Năm 1975, thua Ali trong lần tái đấu thứ 3, cuộc so găng có tên “Thrilla in Manila”. Đã từng bị Ali miệt thị là “Khỉ đột” và “Bác Tom”, nhưng cho đến gần cuối đời, Frazier tuyên bố: “Tôi tha thứ cho anh ta”

+ Năm 1976, thua Foreman lần thứ 2, Frazier quyết định giải nghệ

+ Năm 1981, trở lại, nhưng chỉ đánh đúng một trận, ông lại tuyên bố treo găng

+ Năm 2011, bị phát hiện mắc bệnh ung thư gan, Joe Frazier chỉ cầm cự được 2 tháng trước khi qua đời

+ 37 lần thượng đài, thắng 32 trận (27 trận bằng knock-out), 4 thất bại và một trận hòa

Họ đã nói về ông...

- Don King, từng là ông bầu của Mike Tyson và Ali: “Người ta không thể đánh giá thấp những gì mà Frazier đã đóng góp, thông qua tài năng của mình, cho cộng đồng người da màu và người Mỹ gốc Phi”

- Muhammad Ali: “Thế giới sẽ luôn nhớ tới ông với sự tôn trọng và ngưỡng mộ. Quyền Anh đã mất đi một nhà vô địch”

- Bob Arum, từng là ông bầu của Ali: “Đó là một chàng trai luôn đứng trên đôi chân của chính mình, không hề thỏa hiệp và không thể tìm ra một trận đấu mà cậu ta không cống hiến 100% sức lực”

- George Foreman: “Vĩnh biệt, người bạn thân Frazier. Tôi yêu anh”

Những trận đánh vĩ đại nhất trong sự nghiệp của Frazier

- Đánh bại Muhammad Ali Tại “Trận chiến thế kỷ” ở Madison Square Garden này, Frazier đã hạ gục Muhammad Ali bằng cú móc trái ở hiệp thứ 15, nhờ một chiến lược được HLV Eddie Futch cố vấn, dựa theo thói quen của Ali: Khi Ali hạ tay đấm phải xuống để quăng vào mặt đối thủ, Frazier đã tận dụng vài phần giây sơ hở đó để tung cú móc trái của mình, và thành công. Đó cũng là một trận đấu mà Ali đã lép vế hoàn toàn 1/10/1975

- Thất bại trước Muhammad Ali “Thrilla in Manila” là một trận đấu mà hai huyền thoại này tưởng chừng có thể đấm đến chết, trước khi HLV Eddie Futch quyết định buộc Frazier phải dừng lại ở hiệp thứ 14 16/2/1970

- Đánh bại Jimmy Ellis Frazier giành chức vô địch hạng nặng thế giới sau khi hạ gục Jimmy Ellis một cách khá dễ dàng bằng knock-out ở hiệp thứ 5, dù thua kém khá nhiều về thể hình 4/3/1968

- Đánh bại Busted Mathis Một trận đấu không vì danh hiệu chính thức nào, nhưng thế giới đã bắt đầu công nhận Frazier như võ sĩ mạnh nhất từ thời điểm này, khi anh hạ Busted Mathis ở hiệp thứ 11 17/6/1974

- Đánh bại Jerry Quarry Sau thất bại trước George Foreman vào năm 1973, Frazier cần một chiến thắng lớn để xốc lại tinh thần, và việc

 

Thể thao & Văn hóa