13. Jonathan Greening. 3 năm ở Old Trafford, Greening chỉ như cậu bé học việc chứ không phải
người đá dự bị cho Beckham như điều Sir Alex hy vọng khi chi 2 triệu bảng đưa Greening về.
Cũng may là tiền vệ này vẫn có thể trở thành ngôi sao tại những CLB làng nhàng như
Middlesbrough hay West Brom.
14. Tomasz Kuszczak. Những năm ở Old Trafford là quãng thời gian khổ ải của thủ thành
người Ba Lan. Không phải không được trao cơ hội nhưng trong những lần ít ỏi xuất hiện,
anh đều gây thất vọng với những pha bắt bóng lập bập. Cũng thật khó hiểu là thời điểm này,
khi đã có De Gea, Lindegaard rồi Ben Amos mà Sir Alex vẫn chưa mở đường cho
Kuszczak ra đi.
15. Dong Fangzhou. Đây thực sự là 1 bản hợp đồng sặc mùi PR cho bóng đá Trung Quốc.
Không cần nói nhiều, cứ thử hỏi tại sao 1 cầu thủ khoác áo Man Utd như Dong Fangzhou
lại không có nổi 1 vị trí ở ĐTQG Trung Quốc là hiểu. Sau khi ra đi vào năm 2008, Fangzhou
hồi hương khoác áo CLB Đại Liên nhưng là 1 tiền đạo, thậm chí anh còn không ghi nổi lấy 1 bàn.
Cơn khát bàn thắng kéo dài 3 năm liên tiếp và đến năm 2011, khi sang CLB Mika ở giải VĐQG
Armenia, tiền đạo nay 26 tuổi mới giải được hạn.
16. David Bellion. Minh chứng hùng hồn nhất cho cơn hạn hán tiền đạo tại Man Utd thời Rooney
chưa về còn Van Nistelrooy dính chấn thương dài ngày. Tiền đạo nay 28 tuổi chơi như thể 1
vận động viên điền kinh hơn là bóng đá, nghĩa là anh chỉ biết chạy chứ không biết xử lý trái bóng
ra sao. Được ở lại đến năm 2006, Bellion sau đó sang Pháp chơi bóng đến tận bây giờ nhưng cũng
chưa lúc nào, anh chứng tỏ mình là 1 tiền đạo chất lượng ở những nơi đặt chân đến.
17. Ben Foster. Khả năng đã được khẳng định nhưng tâm lý lại là điều Foster còn thiếu. Có lẽ
1 vị trí trong khung gỗ Man Utd vượt quá bản lĩnh của anh. Sau 5 năm gắn bó, anh chàng này
bị bán đi và từ đó cũng mất luôn vị trí ở ĐT Anh.
18. Eric Djemba Djemba. Một ví dụ cho sự nhìn người sai lầm của Sir Alex. Ông đánh giá
Djemba Djemba là 1 tài năng bất kể tại CLB Nantes trước đó, tiền vệ này không chứng tỏ
được nhiều. Để rồi trong 2 năm tại Old Trafford, anh cũng chỉ phá đồng đội là chủ yếu.
Djemba Djemba còn phiêu bạt đến tận Qatar trước khi yên ổn ở Đan Mạch trong màu áo
CLB OB.
19. Manucho. Đến lúc này, nhiều người vẫn không hiểu vì sao Man Utd mua Manucho, 1 tiền đạo
vô danh của bóng đá Angola và thậm chí trước khi đến Old Trafford còn thất nghiệp. Thậm chí
khi được gửi sang CLB hạng dưới Hull City, Manucho cũng chỉ biết ngồi ghế dự bị. 1 năm,
1 lần ra sân và 0 bàn thắng, đây là tất cả những gì tiền đạo 28 tuổi này để lại Old Trafford.
20. Ricardo. Lại một ví dụ điển hình nữa cho sự thất bại của Man Utd khi tìm kiếm 1 người
gác đền an tâm. Anh chàng thủ môn này chơi dở tệ, và bị tống khứ chỉ sau 1 lần xuất hiện tại
Premier League.
21. Kieran Richardson. Trưởng thành từ lò West Ham sau đó ‘tu’ thêm 1 năm ở lò Man Utd
trước khi trình làng, Richardson là 1 sản phẩm hiếm hoi bên cạnh Darren Fletcher được Sir Alex
kỳ vọng sau thế hệ vàng những năm 1991. Song, Richardson cũng chỉ làng nhàng như Wes Brown,
O’Shea. Sau 5 năm không thể hiện được gì, anh bị bán cho Sunderland và tại đây,
cầu thủ đá cánh trái này cũng chẳng thể là 1 phần quan trọng.
22. William Prunier. Gây ấn tượng tại Bordeaux, được ví von như 1 tài năng mới của bóng đá Pháp.
Vậy mà khi được Sir Alex đưa về, cựu trung vệ này chẳng khác nào kẻ ăn bám.
Sau 2 trận chơi tệ hại, anh ngay lập tức bị thanh lý.
23. Liam Miller. Như Luke Chadwick, Jonathan Greening, Miller từng được kỳ vọng có thể
thay thế không ít thì nhiều vai trò của Beckham. Vậy nhưng tiền vệ này cũng chỉ biết bòn rút
niềm tin ở Sir Alex. Phát ngán vì Miller, ông liền đẩy anh sang Leeds chơi 1 mùa rồi sau đó
bán tháo.
24. Massimo Taibi. Có lẽ trong số những đáp án Sir Alex tìm để giải bài toán trong khung gỗ
khi đáp án mang tên Massimo Taibi là tệ nhất. Anh không dưới 1 lần làm tội đồ và trận hòa
3-3 trong thế dẫn trước với Southampton là minh chứng rõ ràng nhất. Massimo Taibi 1 lần
phản lưới, 1 lần để bóng chut tọt qua 2 chân. Đó là tất cả những gì Sir Alex nhận được
sau khi chi 4,5 triệu bảng cho thủ thành này.
25. Darren Ferguson. Không thể không nhắc đến cậu con trai Darren của Sir Alex Ferguson
ở đội hình này. Được ông bố khá ưu ái và dẫn dắt từ khi còn là 1 cậu nhóc, nhưng tài năng
của Darren cũng chỉ được đạt đến tầm trung bình khá. Anh không thể hiện được gì trong
4 năm tại Man Utd và ra đi trong sự tiếc nuối của ông bố vào năm 1994. Từ đây, Darren chỉ
có thể thành công với Wolves khi đó đang chơi tại giải hạng dưới và sau đó là CLB nghiệp dư
Wrexham. Có lẽ anh hợp với nghề huấn luyện như người cha hơn bởi từ năm 2007 đến 2009,
anh đã giúp Peterborough United thăng liền 2 hạng để lên đến Championship.
Cũng trong năm 2009, Darren Ferguson được bầu là HLV hay nhất nước Anh.
Giáo dục Việt Nam