Đối phó với vấn đề trước mắt
1. Lựa chọn trận chiến một cách khôn ngoan.
Nếu bạn cảm thấy vợ của bạn đang cằn nhằn quá mức, bạn nên cân nhắc về mức độ phiền nhiễu mà tình trạng này đang đem đến cho bạn. Đôi khi, tốt hơn hết là bạn nên bỏ qua mọi chuyện.
Nếu bạn cảm thấy rằng không đáng để cả hai tranh cãi với nhau về một vấn đề nào đó, bạn chỉ cần nói một câu đơn giản chẳng hạn như "Anh xin lỗi vì đã quên nhặt khăn lên. Anh sẽ cố gắng ghi nhớ. Cảm ơn em đã nhắc nhở anh".
Có lẽ vợ của bạn không cảm thấy được lắng nghe trong mối quan hệ này, vì vậy, thừa nhận rằng bạn luôn tiếp thu ý kiến của cô ấy sẽ khá hữu ích.
2. Phớt lờ cảm xúc.
Nếu bạn khó chịu trước lời cằn nhằn của cô ấy, bạn có thể sẽ nói ra một điều gì đó ngoài ý muốn.
nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang bực bội, tốt nhất là bạn nên tạm thời phớt lờ cảm xúc của bản thân. Hãy nhớ rằng bạn có quyền quyết định xem liệu bạn có nên tranh cãi hay không. Sau đó, giữ im lặng và dành một vài phút để suy nghĩ trước khi nói. Nếu bạn không thể duy trì sự bình tĩnh, hãy xin vợ bạn cho phép bạn bàn luận về vấn đề này sau.
3. Tách bản thân ra khỏi tình huống.
Đôi khi, sẽ khó để bạn phớt lờ cảm xúc khi cả hai đang có mặt tại cùng một nơi. Cho phép đối phương có không gian riêng sẽ giúp cả hai bình tĩnh lại và tái đánh giá tình hình. Bạn có thể thực hiện một vài công việc lặt vặt, dắt chó đi dạo, lái xe đi vòng vòng, hoặc bất kỳ hành động nào có thể tạo khoảng cách giữa hai bạn. Phương pháp này sẽ giúp cả hai có thời gian để bình tĩnh, và trong tương lai, nó sẽ giúp bạn giải quyết tình huống tốt hơn.
4. Sẵn sàng thừa nhận hành vi của bản thân.
Con người thường có xu hướng nhìn nhận sự cằn nhằn như là vấn đề riêng của người đang thực hiện hành động này. Tuy nhiên, mâu thuẫn rất hiếm khi chỉ xuất phát từ một phía. Nếu mối lo ngại hoặc sự thất vọng của vợ bạn là hoàn toàn chính đáng, bạn nên chấp nhận chúng.
Cùng nhau giải quyết vấn đề
1. Bình tĩnh lại.
Nên tiến hành giải quyết vấn đề khi cả hai đang bình tĩnh để tránh gây tranh cãi nhiều hơn.
- Dành thời gian để trò chuyện với nhau khi cả hai đều rảnh rỗi. - Thực hiện một hành động thư giãn nào đó trước khi tiến hành trò chuyện với nhau - Viết một bức thư về cảm giác của bản thân trước khi trò chuyện sẽ khá hữu ích
2. Giao việc cho nhau dựa trên tầm quan trọng của từng cá nhân
Nếu vợ của bạn thường nổi giận vì bạn không dọn dẹp giường ngủ, có thể đối với bạn, công việc này không quan trọng. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy phát điên khi vợ bạn không rửa bát đĩa ngay sau khi sử dụng, có lẽ lau chùi nhà bếp không phải là ưu tiên hàng đầu của cô ấy. Nếu nhiệm vụ là điều khá quan trọng đối với bạn hoặc vợ bạn, cả hai sẽ muốn nhanh chóng hoàn thành chúng.
3. Thương lượng về vai trò mới
Cằn nhằn là khuôn khổ hành vi khi con người bị đặt vào vai trò mà họ không muốn. Tương tự như bạn không thích cảm giác trở thành nạn nhân, vợ của bạn cũng không thích phải thường xuyên nhắc nhở bạn về công việc hằng ngày và nhiệm vụ nhỏ nhặt. Bạn nên sẵn sàng thương lượng về vai trò mới và cùng nhau cố gắng hoàn thành chúng. Phương pháp này sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng cằn nhằn.
4. Cho vợ biết về khoảng thời gian cụ thể mà bạn sẽ hoàn thành công việc.
Đôi khi, cô ấy cằn nhằn chỉ vì cô ấy không rõ thời điểm hoặc liệu bạn có hoàn tất nhiệm vụ của mình hay không. Thỉnh thoảng, chỉ cần theo sát thời gian biểu cũng có thể giảm thiểu tối đa sự cằn nhằn trong mối quan hệ.
5. Yêu cầu vợ bạn đưa ra những lời nhắc nhở thú vị.
Nếu bạn thường quên phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó, bạn không thể nào trách vợ bạn khi cô ấy tỏ vẻ khó chịu với bạn vì điều này. Tuy nhiên, có lẽ là cách nhắc nhở của cô ấy không đem lại hiệu quả và khiến bạn bực bội. Bạn nên yêu cầu cô ấy nhắc nhở bạn thực hiện một công việc nào đó một cách vui vẻ và nhẹ nhàng hơn để bạn không cảm thấy như chúng là lời cằn nhằn.
6. Tìm kiếm giải pháp đơn giản.
Nếu cả hai thường tranh cãi về việc thực hiện một vài nhiệm vụ nào đó, bạn nên xem xét phương pháp có thể giúp bạn hoàn tất công việc một cách dễ dàng nhất. Ví dụ thuê người giải quyết một công việc nào đó, hoặc cả hai cùng làm.
Giải quyết fấn đề to tát hơn
1. Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân
Bạn nên xem tình huống hiện tại như là sự thất bại trong quá trình giao tiếp giữa cả hai để có thể tiến hành giải quyết vấn đề nghiêm trọng hơn.
2. Tích cực lắng nghe.
Khi trò chuyện về một điều nào đó chẳng hạn như tình trạng cằn nhằn, bạn cần phải lắng nghe mọi điều mà vợ bạn trình bày.
3. Sử dụng lời tuyên bố bắt đầu bằng chủ ngữ "anh".
Câu tuyên bố bắt đầu bằng từ "anh" sẽ cho phép bạn trở thành người chịu trách nhiệm cho cảm xúc của bản thân.
Khi bạn tận dụng loại câu nói này trong suốt cuộc thảo luận, bạn sẽ tránh được việc áp đặt sự thật khách quan lên tình hình. Thay vào đó bạn đang trình bày cảm xúc của bản thân bạn. Phương pháp này sẽ giúp cả hai ít cảm thấy bị phán xét hơn trong suốt cuộc trò chuyện.
4. Giải quyết lý do vì sao cằn nhằn lại khiến bạn khó chịu.
Hãy nhớ rằng, bất đồng hiếm khi là vấn đề một chiều. Vợ bạn cần phải hiểu rõ quan điểm của bạn, và ngược lại. Bạn nên thành thật với cô ấy về lý do vì sao sự cằn nhằn lại làm phiền bạn và về cảm giác mà nó đem lại cho bạn.
Lắng nghe quan điểm của vợ bạn. Nếu bạn muốn chấm dứt sự cằn nhằn, bạn cần phải hiểu rõ quan điểm của cô ấy. Tương tự như khi bạn sử dụng lời nói bắt đầu từ chủ từ "anh" để bày tỏ cảm xúc, bạn cũng nên cho phép vợ của bạn thực hiện điều tương tự. Hãy cố gắng hết sức để tìm hiểu câu chuyện theo góc độ của cô ấy.