Trần Hạo, 35 tuổi, sống tại một thành phố nhỏ ở Trung Quốc. Anh đã kết hôn với vợ được 8 năm, và có một con chung 5 tuổi và một em bé sắp chào đời. Mặc dù Trần Hạo đã làm việc rất chăm chỉ trong những năm qua nhưng mức lương của anh chỉ ở mức hơn 8.000 tệ (khoảng 28 triệu đồng) mỗi tháng.
Trần Hạo và vợ có mối quan hệ rất tốt, họ quen và yêu nhau cho đến khi kết hôn. Ba năm đầu khi kết hôn, họ hiếm khi cãi nhau, dù có to tiếng nhưng chỉ hôm trước hôm sau là lại làm lành. Nhưng sau 5 năm chung sống, họ thường xuyên cãi vã và "chiến tranh lạnh", thậm chí còn đề cập đến chuyện ly hôn không dưới 5 lần.
Hai vợ chồng đã "chiến tranh lạnh" suốt thời gian dài vì vợ thường chu cấp tiền cho bên ngoại.
Trần Hạo dần cảm thấy rất suy sụp, và vô cùng mệt mỏi. Mấy tháng nay anh bắt đầu chán nản và bỏ bê mọi thứ. Chỉ là mỗi lần anh đệ đơn ly hôn, bố mẹ anh đều thuyết phục, khuyên can cho nên anh lại cố nhẫn nhịn sống.
Mỗi lần nghĩ tới cha mẹ, các con và thực trạng cuộc sống hôn nhân, Trần Hạo lại cười khổ. Nhưng anh biết lời cha mẹ khuyên chỉ vì lợi ích của mình, con thì mới 5 tuổi, nên cũng nhẫn nhịn và luôn hy vọng mới thứ sẽ qua. Anh 35 tuổi, lương không cao, nếu tái hôn sau khi chia tay vợ hiện tại thì sau đó cũng sẽ lại phải làm lại từ đầu, và liệu rằng cuộc hôn nhân mới không rơi vào bế tắc?
Gia cảnh của Trần Hạo ở mức trung bình, nhưng may mắn thay anh là con một, bố mẹ anh cũng có lương hưu. Lương hưu tuy không nhiều nhưng bố mẹ anh có thể tự trang trải cuộc sống của họ. Điều này đã giảm bớt đáng kể gánh nặng và áp lực tài chính cho Trần Hạo.
Chỉ là điều kiện bên nhà vợ kém hơn nhà cha mẹ đẻ. Cha mẹ vợ mới ngoài 50, không có việc làm ổn định nhưng dường như đã không còn lao động. Vợ anh còn có một em trai chưa bao giờ làm việc nghiêm túc, đi làm ở đâu cũng chỉ vài tháng là bỏ dở.
Trước khi kết hôn, hầu hết tiền lương hàng tháng của vợ đều được chu cấp cho gia đình bên ngoại. Thời điểm đó, Trần Hạo và vợ đang yêu nhau, anh cũng không can thiệp nhiều khi nghĩ đến mức lương trước hôn nhân của vợ. Trần Hạo nghĩ rằng vợ mình sẽ dần thay đổi sau khi kết hôn, bởi cô có gia đình nhỏ của riêng mình.
Nhưng sau khi kết hôn, người vợ vẫn không ngừng chu cấp cho gia đình bên ngoại. Khi đó, vợ anh có thu nhập vì cô vẫn đi làm. Trần Hạo đã nhiều lần nói về việc hai vợ chồng cần có kế hoạch tài chính. Nhưng vợ anh nhất quyết làm theo cách của mình, anh không ép cô bởi anh nghĩ bản thân có thể lo được cuộc sống cho gia đình dù không có số tiền của vợ. Hơn nữa, dù sao cô ấy cũng giúp bố mẹ và em trai của mình.
Nhưng kể từ khi vợ bắt đầu mang thai làn hai, vì sức khỏe yếu nên cô ấy ở nhà chăm con toàn thời gian và không đi làm. Việc này đồng nghĩa cô cũng không có thu nhập. Kể từ đó, gánh nặng gia đình đổ lên một mình Trần Hạo. Anh vừa phải trả nợ mua nhà thế chấp, vừa phải lo vợ đang mang bầu và con nhỏ cũng như 3 người trong gia đình vợ.
Công việc ngày càng khó và áp lực ngày càng nhiều, mỗi khi về nhà anh thường thấy mệt mỏi hơn vì không thể tìm được sự chia sẻ từ vợ. Trần Hạo được trả lương hàng tháng, anh trả 2.500 tệ tiền mua nhà thế chấp, và giữ 500 tệ tiền tiêu vặt cho bản thân, còn lại anh đưa cho vợ vì cô ấy nói rằng đang tiết kiệm để nuôi con. May mắn thay, Trần Hạo không hút thuốc, không uống rượu nên chi phí trong lĩnh vực này cũng được tiết kiệm.
Nhưng không may, cha của Trần Hạo đổ bệnh phải nhập viện, khi anh bảo vợ đưa 5.000 nhân dân tệ để lo viện phí cho cha thì vợ của anh ấp a ấp úng và nói rằng trong nhà không có. Trần Hạo vô cùng tức giận và xảy ra cãi vã với vợ. Và cuối cùng vợ anh cũng nói thật rằng cô không để dành tiền nuôi con trai. Lương tháng của anh có trong tay, cô ấy vẫn chu cấp cho cha mẹ và em trai 3.000 tệ. Sau hai năm, thẻ ngân hàng của cô chỉ còn 3.000 tệ.
Trần Hạo rất tức giận, khi vợ anh tự kiếm tiền, anh không tính toán việc cô muốn chu cấp cho gia đình bên cha mẹ đẻ như thế nào. Nhưng bây giờ, cô ấy không kiếm tiền và ở nhà toàn thời gian, vì vậy mình anh làm việc vất vả để nuôi gia đình, và mức lương cũng không có dư dả gì.
Trong điều kiện kinh tế túng quẫn như vậy, vợ anh vẫn chu cấp cho cha mẹ đẻ 3.000 tệ mỗi tháng. Điều này tương đương với việc Trần Hạo đi làm nhận lương 8.000 tệ nhưng phải chi gần một nửa để hỗ trợ cha mẹ và em trai của cô.
Trần Hạo cãi nhau với vợ nhưng cô ấy không cho rằng đó là lỗi của mình. Cô ấy chỉ liên tục nhấn mạnh rằng cha mẹ cô ấy cũng như cha mẹ anh, họ gặp khó khăn nên cả hai cần có trách nhiệm. Và cha mẹ của Trần Hạo có lương hưu, nhưng cha mẹ cô không có gì.
Cách làm của vợ khiến Trần Hạo rất đau lòng. Bố mẹ Trần Hạo đã nuôi anh hơn 30 năm rồi mà họ chưa từng đòi một xu tiền báo dưỡng. Tại sao trong khi đó bố mẹ vợ và em vợ mà anh lại phải nuôi trong khi bản thân cũng không dư giả gì?
Vợ chồng Trần Hạo "chiến tranh lạnh" kéo dài nhưng người vợ vẫn không nghĩ mình sai nên đã bỏ về quê ngoại để sinh con một mình. Chứng kiến tất cả những điều này, Trần Hạo vô cùng suy sụp.
Đối mặt với việc vợ liên tục chu cấp cho gia đình bố mẹ đẻ, bạn có dứt khoát ly hôn hay tiếp tục chấp nhận cuộc sống như vậy?