THỜI TRANG » Thời trang +

'Đồ lót 2 mảnh' được dùng từ nửa thiên niên kỉ trước

Thứ ba, 17/07/2012 19:28

Một bộ nội y bằng ren được cho là có niên đại từ trước thế kỷ 15 vừa được tìm thấy dưới một căn hầm trong tòa lâu đài cổ Lengberg ở Áo.

Phát hiện này khiến cả giới sử học cũng như thời trang thế giới phải ngỡ ngàng, thậm chí bộ đồ lót có thể khiến lịch sử thời trang phải được viết lại.

Bộ đồ lót nói trên chỉ là một trong số khoảng 3.000 các mảnh vụn của quần áo được tìm thấy ở trong một căn hầm ngầm dưới lòng lâu đài Lengberg, phía Đông Tyro.

Phần áo ngực của bộ nội y 500 năm tuổi Mặc dù trải qua hàng trăm năm dưới lòng đất, bộ đồ đã phần nào bị rách, mục nhưng khá nguyên vẹn về mẫu mã và hình khối. Đặc biệt bộ đồ có kiểu dáng rất giống với trang phục hiện đại. Nó được thiết kế hai mảnh làm từ chất liệu ren và lanh. Áo ngực ngoài có vòm ôm ngực còn có quai áo vòng qua vai và lưng, còn quần có dây buộc tinh tế.

Quần lót có thiết kế rất giống với trang phục hiện đại. Đáng chú ý, bộ đồ lót được cho là có niên đại từ khoảng 500 năm về trước, tức vào trước thế kỷ 15. Trong khi đó, lịch sử thời trang ghi nhận phụ nữ mới chỉ biết mặc đồ lót từ cuối thế kỷ 18, tức là khoảng 100 năm về trước. Điều này đồng nghĩa với việc quan niệm về thời trang trước đây của loài người đã sai, hay nói cách khác như bà Hilary Davidson, người phụ trách mảng thời trang của Bảo tàng London là “sẽ phải viết lại lịch sử thời trang”.

Trước đó, người ta vẫn quan niệm dưới thời Trung cổ, chỉ có nam giới là mặc đồ lót là một chiếc quần gần giống với quần đùi nam hiện tại. Còn phụ nữ thì chỉ mặc áo chùm hoặc áo sơ mi chứ không có nội y bên trong.

Bà Hilary cho biết thêm: “Những phát hiện này cho thấy một cái nhìn mới về cách ăn mặc của con người dưới thời Trung cổ. Tuy nhiên, hiếm có loại trang phục nào có thể tồn tại hàng trăm năm như vậy, đặc biệt là đồ lót”.

Lâu đài Lengberg, nơi phát hiện bộ đồ lót cổ nhất thế giới. Một vài giả thiết cho rằng những bộ đồ này có thể đã bị chôn vùi khi lâu đài được mở rộng những năm 1480. Điều kiện khô ráo đặc biệt giúp bảo quản những bộ quần áo này không bị phân hủy qua nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều hoải nghi về nguồn gốc bộ quần áo lót trên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ người đầu tiên phát hiện ra bộ nội y cổ là Beatrix Nutz, đến từ đại học Innsbruck đã gian dối. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra niên đại bằng phóng xạ các bon, những nghi ngờ trên đã hoàn toàn được giải tỏa.

zing
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới