THỜI TRANG » Thời trang +

Nỗi buồn "cóp nhặt" ngập thời trang Việt

Thứ năm, 03/11/2011 16:28

Huyền thoại thời trang lừng danh thế giới Coco Chanel đã từng nói rằng: “Muốn có một chỗ đứng trong thời trang, bạn phải thực sự khác biệt”. Tại sao ở nước ta, những NTK “không hề riêng biệt” lại có chỗ đứng khá vững chãi?

Người ta thường nói, nghệ thuật luôn luôn là sự sáng tạo và không trùng lặp, nó chỉ phát huy nét đẹp từ nguyên sơ để “sáng tạo” những tác phẩm có ý nghĩa. Những mẫu thiết kế thời trang chính là một nghệ thuật, và tất nhiên, người làm ra nó thường là những nghệ sĩ đích thực. Chính bởi vậy, trong cái lãnh địa thiêng liêng ấy, việc “cóp nhặt” hay "đạo" thường khó được chấp nhận. Tại những kinh đô thời trang lớn trên thế giới, những NTK hàng đầu vẫn luôn tìm tòi, sáng tạo ra những tác phẩm kinh điển, đồng phong cách nhưng ý tưởng không bao giờ giới hạn và lặp lại. Đó là kết quả của quá trình lao động miệt mài, tổn hao chất xám của người nghệ sĩ. Bởi vậy, ở đó, những tác phẩm được xem là “sự đánh cắp” luôn bị lên án và đào thải ngay tức khắc. Trở về Việt Nam, bỗng thấy buồn lòng vì hàng loạt những nghi án “đạo” thiết kế liên tục được tái diễn và xuất hiện với tần suất ngày càng tăng chóng mặt. Đau lòng hơn, những “nghệ sĩ” ấy đều được xếp vào hàng “có tên tuổi” trong làng thiết kế... Sự nghèo nàn về ý tưởng và đôi phần “lười biếng” trong suy nghĩ đã cho ra đời những tác phẩm “vay mượn” thành thục, chưa thể có dấu ấn riêng biệt, khác lạ chứ chằng cần nói đến bản sắc. Một số ý kiến tiêu cực cho rằng, sự “cóp nhặt” mỗi nơi một chút dường như khiến thời trang Việt đang biến thành một “nồi lẩu” với đầy rẫy những ý tưởng lộn xộn, thập cẩm. Phải chăng đó chỉ là sự trùng lặp ý tưởng liên tiếp và nó thật khó lý giải như lời “biện minh” của chủ nhân của chúng? Phải chăng họ cho rằng trình độ thời trang của khán giả Việt chưa tới để phát hiện ra “sự đánh cắp” ấy? Chuyện gì sẽ xảy ra khi những NTK thực sự của thiết kế đó đến Việt Nam và nhìn những tác phẩm y chang những “đứa con” của mình? Họ sẽ nghĩ gì về thời trang Việt? Liệu tiếp tục với những “sự đánh cắp”, tương lai ngành công nghiệp này sẽ đi về đâu trên bản đồ thời trang quốc tế? Sự học hỏi là không ngừng, không ai hạn chế việc tiếp thu những cái hay, cái mới để cùng hướng tới nét đẹp Chân – Thiện – Mỹ. Tuy thế, đó phải là sự tiếp thu có cải biến sáng tạo và hợp nhất, trên nền tảng đó là sự sáng tạo vô biên và độc nhất. Mời bạn nhìn lại những nghi án "đạo hàng" tràn ngập trong những thiết kế Việt:

Màn trình diễn mào đầu được cho là "gây sốc" của Công Trí tại Đẹp fashion show 10. Thế nhưng, với các tín đồ yêu thời trang, sẽ chẳng có gì lạ lẫm bởi họ đã từng chứng kiến ý tưởng tương tự NTK Jean Paul Gautier trong BST dành cho Halloween. Ngay cả ý tưởng được cho là rùng rợn và tạo nên điểm mới lạ, ấn tượng nhất trong DFS 10 của Công Trí (trái) cũng được cho chịu nhiều ảnh hưởng  từ BST của NTK Hà Lan Iris Van Herpen (phải). Nhiều người cho rằng mẫu thiết kế váy tóc này của Công Trí... ...được xây dựng trên những ý tưởng đã có trong các mẫu thiết kế của Charlie Le Mindu và Alexsander McQueen Trước đó, NTK này còn bị nghi là "đạo" ý tưởng của Louis Vutton. 2 thiết kế giống nhau đến không ngờ của MC Queen và NTK Lý Quý Khánh. Trang phục của Đỗ Mạnh Cường bị cho là nhái phần trên của Versace và phần dưới của Gucci. Ngay cả ý tưởng giàn dựng võ đài nằm trong Đẹp Fashion show 10 với những lời lẽ pr rất "kêu" cũng gây ra nhiều tranh cãi. Bởi ý tưởng này có thể  đã từng được thai nghén bởi Vivienne Westwood show thời trang Xuân - Hè 2010 diễn ra tại Nhật Bản.

24h