PHIM NHẠC » Bật mí điện ảnh

Anh rể đụng em vợ vì... tiết kiệm điện

Thứ năm, 12/05/2011 09:05

Đang nóng, anh Hùng đẩy cửa nhà tắm bước vào thì bắt gặp em vợ đang tắm trong đó. Cô không bật điện vì “tiết kiệm”.

Từ ngày giá điện tăng cao, bà Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) họp gia đình 10 người lại, yêu cầu tiết kiệm chi phí tối đa: hạn chế giặt máy, chuyển sang giặt tay; tắt lò vi sóng; giờ cơm tối, tất cả 4 phòng đều phải tắt điện, cả gia đình tập trung ở phòng khách, ăn cơm, xem chung một tivi.   Nhà tắm ở gần hành lang và có ánh điện hắt vào nên bà Hằng yêu cầu con cháu khi đi giặt quần áo và tắm rửa không nên bật điện. Đâu vào đó, cả gia đình đều chấp hành “mệnh lệnh” răm rắp.   Cho đến một hôm xảy ra câu chuyện dở khóc dở cười. Buổi chiều đi làm về, Thanh, con gái thứ 2 của bà Hằng đi tắm. Nhớ “lệnh” đã ban, Thanh không bật điện, trời lại hơi tối nên cô mở hé cánh cửa phòng tắm để ánh sáng ở ngoài lọt vào. Đúng lúc đó, Hùng, con rể cả cũng đi làm về người đang nhớp nháp mồ hôi nên anh đi thẳng vào nhà tắm. Thấy điện tắt, cửa lại mở hé, đinh ninh không có ai, anh đẩy cửa bước vào thì nghe tiếng la thất thanh. “Cả nhà tưởng chuyện gì đổ xô đến khiến tôi chỉ còn nước muốn độn thổ nước đất”, anh Hùng than thở. Còn vợ chồng chị Lan cứ mỗi lần nhắc đến chuyện tắt điện lại phì cười. Bão giá, gia đình chị phải hạn chế dùng điều hòa, lò vi sóng, thậm chí không để đèn ngủ trong phòng như trước đây nữa. Một hôm, đang nửa đêm, trời mưa to, chị Lan tỉnh dậy không thấy ông xã đâu bèn lần mò đi ra đóng của sổ và gọi ông xã. Mới được vài bước, chị vấp phải chiếc ghế để giữa phòng, ngã xuống sàn. Chồng chị ở ngoài tưởng trộm, chạy vào hét ầm ĩ khiến cả nhà bị một phen hoảng hồn. Phát ngứa vì dùng nước giếng cho tiết kiệm Tại nhiều xóm trọ cũng lắm chuyện bi hài. Nguyễn Tùng Linh(ĐH Khoa học xã hội và nhân văn,  trọ ở Từ Liêm, Hà Nội) kể: cả xóm trọ hơn 10 phòng có hai máy bơm để bơm nước mày lên bể trên cao. Trước đây, tiền bơm nước bà chủ vẫn trả, từ ngày giá điện tăng cao, chủ nhà trọ đẩy luôn cho các phòng tự góp vào để trả. Được hơn một tháng, phòng đóng, phòng không, nhiều hôm bơm nước cả đêm chẳng ai nhớ tắt. Cuối tháng tiền điện bơm nước lên tới hơn 500 ngàn. Bà chủ đòi tiền mãi chẳng được, bảo cả xóm chịu khó múc nước giếng dùng cho tiết kiệm. “Dùng nước giếng được mấy ngày ai cũng ngứa ngáy, người nổi mẩn đỏ. Đi khám, bác sĩ bảo do dùng nước bẩn quá nên bị ngứa”, Linh than thở.   Còn xóm trọ của Vàng (ĐH Thủy Lợi) ở Cổ Nhuế, Từ Liêm thì từ chủ nhà trọ tăng lên 5.000 đồng/KWh, mấy phòng rủ nhau góp gạo thổi cơm chung cho tiết kiệm. “Cả xóm có 4 cái tivi, giờ “phủ mền” 3 cái, mọi người tập trung xem ở một phòng. Mấy đứa em còn góp tiền mua bếp than về dùng”, Vàng khoe. Các chuyên gia khuyên, để tiết kiệm điện các gia đình nên sử dụng thiết bị điện có công suất thích hợp, ưu tiên chọn các thiết bị thế hệ mới. Trong lĩnh vực chiếu sáng nên thay đèn ống thế hệ cũ (đèn ống béo 40W) bằng đèn ống gầy 36W nhưng quang thông tăng 20%, nên sử dụng chấn lưu sắt từ tổn hao thấp (6W so với chấn lưu thông dụng 10W), chấn lưu điện tử (2W). Thay các bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact có cùng quang thông nhưng công suất tiêu thụ giảm đi 4 lần. Trong các loại đồ điện đốt nóng nên dùng bếp từ, lò vi sóng có hiệu suất nhiệt cao. Khi rất cần thiết mới sử dụng lò nướng điện trở vì hiệu suất thấp. Sử dụng rộng rãi thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời. Không nên mua tủ lạnh quá to, chọn mua điều hòa nhiệt độ thế hệ mới có BTU phù hợp với diện tích phòng, khi sử dụng nên đặt nhiệt độ vừa phải (25 độ C). Nên nhớ là giảm nhiệt độ đặt  1độ C sẽ tiết kiệm 5% điện năng tiêu thụ. Tắt nguồn thiết bị điện khi không sử dụng. Nếu lâu không dùng hãy rút phích để tránh tốn điện lưu trong máy. Ví dụ, máy điều hòa không tắt nguồn có thể tốn bằng một bóng điện 15W mỗi ngày. Nên giữ sạch sẽ các đồ điện, định kỳ lau phin lọc của điều hòa nhiệt độ.  

bee.net.vn