Giả nghèo Thẩm phán Đinh Công Khế (Tòa án quận Hoàng Mai, Hà Nội) kể, một ngày, có cô gái mặc toàn hàng hiệu đắt tiền đến gặp tôi. Cô lo lắng người chồng sẽ kiện cô ra tòa vì cô không chịu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. “Nhưng em có gì đâu, không nghề nghiệp, ở nhờ nhà bố mẹ, tiền ăn cũng là đi vay mượn, nhờ vả thôi. Tất nhiên có buôn bán nhưng cũng chả kiếm được là bao” - cô chấm chấm nước mắt. Cô nhờ tôi tư vấn xem làm thế nào để lúc ra tòa có thể “thuyết phục” được họ là cô đang rất khó khăn, nghèo khổ, không thể mỗi tháng bỏ ra tiền triệu để cấp dưỡng hai đứa con 3 và 7 tuổi được. Trong khi chồng cũ có nhà to, công việc ổn định. Tôi để cô xả hết nguồn cơn, lặng ngắm mái tóc nối, uốn lọn to rất sành điệu, gương mặt trang điểm cầu kỳ và đôi mắt dùng mi giả to chớp mãi không ra nước mắt. “Em có mái tóc cầu kỳ quá nhỉ, thế này phải chăm sóc kỹ lắm đấy”- tôi buột miệng. “Vâng, mỗi tháng em mất hơn 1 triệu để bảo dưỡng đấy” - cô tự hào vuốt tóc, mặt chợt tươi hơn hớn. Tôi chẳng biết nói gì với cô! Thẩm phán Đinh Công Khế từng xử lý khá nhiều vụ ly hôn mà cha mẹ không lo đến việc chăm sóc đứa con đang bị tổn thương tình cảm, mà quay sang cãi cọ nhau, mặc cả từng đồng nuôi con. Tòa án sẽ căn cứ vào thu nhập và sự thỏa thuận của vợ - chồng để quy định mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng. “Nhưng tòa lại chưa có căn cứ để xử những lối hành xử thiếu văn hóa, thiếu tình người của những người làm cha mẹ vô trách nhiệm” – ông Khế cho biết.
Tâm lý của một số người cha, người mẹ luôn muốn rũ sạch trách nhiệm với quá khứ để đi tìm hạnh phúc mới. Hoặc họ thù hận người chồng (vợ) đến mức sợ họ tiêu lẹm vào phần tiền mà mình cấp dưỡng cho con nên tìm đủ mọi cách tính toán cho “sòng phẳng”. Nhưng nuôi dạy một đứa trẻ không chỉ cần tiền mà còn cần rất nhiều tình yêu và trách nhiệm. Ông Đinh Công Khế |