Cố gắng tập trung và duy trì mục tiêu đó một cách rõ ràng nhất cho đến khi thành công, chắc chắn, ống kính của sếp sẽ nhìn về phía bạn dễ dàng, thoải mái hơn rất nhiều.
Các sếp đôi khi không trực tiếp làm việc với bạn nhưng thông quá những "ống kính" riêng của cá nhân, họ vẫn có cái nhìn tổng quan, để đánh giá nhân viên của mình. Nếu ống kính của họ bị thu hẹp, đôi khi, họ sẽ không nhìn thấy hết những đóng góp, khả năng tiềm tàng ở bạn. Lúc đó, mọi đánh giá có thể sẽ thiếu công bằng, khách quan bởi dù sao, đó cũng chỉ là lăng kính chủ quan của sếp.
Bởi vậy, để sếp có cái nhìn đúng đắn và thuận lợi cho bản thân, tốt hơn hết là bạn nên tìm cách cho bản thân mình hoàn thiện hơn dưới cái nhìn của sếp, không bị mất đi những ấn tượng tốt về bất kỳ ai. Những gợi ý sau có thể giúp bạn thu hẹp lăng kính chủ quan của sếp về phía mình một cách trọn vẹn: - Tập trung vào những việc quan trọng Bạn đang bị áp đảo bởi quá nhiều công việc lặt vặt, chi tiết và sếp không thể thấy hết những đóng góp, tầm quan trọng của bạn ở những việc nhỏ nhặt ấy. Bởi vậy, bạn hãy tự hỏi mình việc gì thực sự quan trọng nhất và tập trung vào đó. Cố gắng tập trung và duy trì mục tiêu đó một cách rõ ràng nhất cho đến khi thành công, chắc chắn, ống kính của sếp sẽ nhìn về phía bạn dễ dàng, thoải mái hơn rất nhiều. - Tự mở rộng kiến thức Chẳng có vị sếp nào lại muốn nhân viên của mình cứ dậm chân tại chỗ mãi. Nhưng họ cũng không muốn nhân viên giỏi giang hơn mình. Bởi thế ngoài việc hỗ trợ để hoàn thành ý tưởng của người khác, bạn vẫn nên tự đưa ra ý kiến của bản thân.
Bằng việc học hỏi từ mọi người và tích luỹ kiến thức cho bản thân, bạn sẽ chứng tỏ được khả năng của mình với sếp và đồng nghiệp rằng bạn là một nhân viên chăm chỉ và có tính cầu tiến. Tuy vậy, cái gì quá cũng không tốt, bạn không nên tỏ ra bạn giỏi giang hơn sếp của mình bởi đơn giản đơn giản không vị sếp nào muốn bạn qua mặt họ. - Tự định công việc cho mình Trong một tập thể, sự phối hợp làm việc theo nhóm sẽ tạo nên sức mạnh lớn hơn. Tuy nhiên, bạn đừng ngồi một chỗ chờ mọi người phân công xong công việc rồi mới bắt tay vào làm. Thay vào đó, bạn nên chủ động tìm kiếm, tự định hình công việc cho bản thân. Bạn nên xem xét nhu cầu công việc của những người xung quanh, tập trung gắn kết, trao đổi thường xuyên với đồng nghiệp để có sự lựa chọn phù hợp. Điều đó sẽ giúp bạn xác định cơ hội làm việc với những người khác cũng như tìm ra mảng công việc tốt nhất cho bản thân. Sự linh hoạt, nhanh nhẹn và hòa đồng của bạn sẽ khiến sếp có cái nhìn thân thiện, hài lòng hơn về bạn. - Giải quyết công việc sáng tạo Mỗi vấn đề công việc bạn đều có cách giải quyết sáng tạo, không lặp lại. Đôi khi, sự ứng dụng cái đã có trước đó là cần thiết, nhưng dù sao, mỗi dự án đều có những điểm khác biệt và bạn cần phải thấy được điểm khác đó mà có phương án hợp lý. - Hiểu rõ mong muốn của sếp Sếp muốn gì, kỳ vọng những gì, nếu muốn lọt vào "ống kính" của sếp một cách dễ dàng, bạn phải hiểu rõ điều này. Hiểu những gì sếp muốn có nghĩa là bạn cũng hiểu được tác phong, phong cách làm việc của sếp để từ đó chủ động trong công việc, trong giao tiếp cho phù hợp, hạn chế tối đa bất đồng với sếp.