PHIM NHẠC » Bật mí điện ảnh

Bí quyết tạo lòng tin với sếp

Thứ hai, 23/05/2011 10:58

Kể cả khi sếp không đánh giá đúng năng lực, giao cho bạn nhiệm vụ quá sức, bạn cũng nên trung thực xem sức mình có thể làm được đến đâu và cần bao nhiêu thời gian.

Đừng nuôi tham vọng theo đuổi những mục tiêu quá cao để rồi trở thành kẻ hứa hão. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với sếp sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn trong sự nghiệp nhưng thực tế, việc đó đòi hỏi khá nhiều thời gian và bạn phải thực sự kiên trì. Theo Robert Whipple - GĐ điều hành của Leadergrow Inc., một công ty phát triển kỹ năng lãnh đạo, niềm tin là một yếu tố quan trọng giúp bạn tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với sếp. Whipple cũng đưa ra bí quyết giúp bạn tạo lòng tin với sếp ngay từ những ngày đầu tiên: - Bỏ qua tin đồn Những tin đồn khó hiểu nơi công sở, dù là có thực hay thất thiệt đều có nguy cơ gây cho bạn những rắc rối. Bạn phàn nàn với đồng nghiệp về công ty, nói với họ bạn ghét sếp đến mức nào... tất cả có thể trở thành vũ khí chống lại bạn, đánh mất thiện cảm và niềm tin yêu của sếp.

 

Thay vì quan tâm đến những tin đồn nơi công sở, bạn nên tập trung vào công việc được giao - (Ảnh minh họa)

Theo Brandon Smith, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, bạn nên cẩn thận khi chia sẻ thông tin về công ty, về sếp và đồng nghiệp với những người xung quanh, kể cả trên các trang mạng xã hội, blog cá nhân, bởi những lời nói, hành động đó một khi đến tai sếp, bạn sẽ bị xem như một kẻ hai mặt. - Báo cáo công việc thường xuyên Đa số các sếp đều bận trăm công nghìn việc và hiếm có thời gian để quan tâm đến từng chi tiết trong công việc. Nói cách khác, họ là người quản lý những vấn đề vĩ mô chứ không mang tính vi mô, tiểu tiết. Bởi vậy, nếu bạn có thể cập nhật tình hình công việc cho sếp một cách thường xuyên, dần dần sếp sẽ coi bạn như một nhân viên thân cận, đáng tin cậy. Smith cho rằng, bạn nên báo cáo tình hình, tiến độ công việc với sếp, sếp sẽ không phải băn khoăn bạn đang làm gì, công việc bạn giải quyết đến đâu. - Đừng làm con ma nhà họ "Hứa" Khi được giao bất kỳ công việc gì, bạn cũng nên cân nhắc xem liệu mình có thể đảm nhận, giải quyết tốt công việc đúng thời hạn hay không. Đừng nhận lời, hứa hươu hứa vượn rồi để đấy, đến hạn vẫn không xong. Whipple khuyên rằng, kể cả khi sếp không đánh giá đúng năng lực, giao cho bạn những nhiệm vụ khó khăn hơn, bạn cũng nên trung thực xem mình có thể làm được những gì và cần bao nhiêu thời gian. Đừng quá tham vọng theo đuổi những mục tiêu quá cao để rồi trở thành kẻ hứa hão.

 

Khi công việc gặp rắc rối, bạn nên thẳng thắn trò chuyện với sếp để có hướng khắc phục sớm nhất - (Ảnh minh họa)

- Đừng giấu diếm thông tin Tạo lòng tin với sếp không có nghĩa là bạn phải lấy lòng sếp bằng mọi cách, kể cả việc giấu diếm những khó khăn, trục trặc trong công việc. Tất nhiên, chẳng ai muốn đối diện sếp khi công việc không thuận lợi nhưng đừng vì thế mà nói dối, bưng bít thông tin. Theo các chuyên gia tư vấn, tốt nhất là bạn nên nói thẳng, nói thật tình hình thực tế công việc để sếp biết mà có cách giải quyết. Đừng để đến lúc không thể giấu diếm nổi mới nói ra, lúc đó khó khăn càng chồng chất và bạn sẽ trở thành một kẻ phá hoại. - Duy trì phong độ Tạo được lòng tin với sếp đã là khó, nhưng để duy trì sự tin tưởng ấy về lâu về dài lại càng khó khăn hơn. Bởi vậy, bạn phải giữ được phong độ ổn định, từ thái độ, phong cách làm việc đến việc duy trì khả năng, tinh thần sáng tạo của bản thân. Nếu bạn cứ sáng nắng chiều mưa, phong độ lên xuống bất ổn thì chẳng có vị sếp nào dám đặt lòng tin vào bạn.

Bưu điện Việt Nam