Nhiều người cho rằng, một bộ phim nói về ma quỷ "chiến thắng" con người như The Omen sẽ gặp nhiều tai họa khủng khiếp. Và quả thực, The Omen cũng “dính phốt” lời nguyền khủng khiếp nhất mà các bộ phim kinh dị khác có đề tài tương tự từng gặp phải.
Phim kể về cậu con trai mới sinh của nhà ngoại giao Mỹ Robert Thorn (Gregory Peck) và Katherine Thorn (Lee Remick) đã chết sau khi sinh. Đau đớn trước nỗi đau mất con, Robert đã nghe lời linh mục Spiletto (Martin Benson đóng) nhận một đứa trẻ mồ côi sinh cùng ngày làm con trai để vợ anh được hạnh phúc.
Tuy nhiên, Robert không nói cho vợ biết sự thật rằng đứa trẻ (được đặt tên Damien) không phải con của họ. Kể từ khi Damien về sống cùng gia đình anh, mọi thứ đều bị đảo lộn hoàn toàn. Từng người xung quanh gia đình đều gặp tai họa, khiến Robert cảm thấy hoài nghi về Damien.
Kết thúc phim là cảnh Damien mỉm cười khi chứng kiến tang lễ của cha mẹ nuôi của mình. Cái cười mỉm của cậu bé đã gây ám ảnh cho nhiều người xem trong suốt nhiều ngày sau.
Nhiều người tin rằng, lời nguyền đã ám vào bộ phim The Omen do phim đã chạm tới Kinh thánh và Quỷ dữ (Quỷ sa tăng), hai thế giới đối nghịch và luôn tồn tại song song với nhau theo một số đạo luật. Bên cạnh đó, những lời nguyền khủng khiếp này đã gây ra nhiều cái chết bi thảm cho đoàn làm phim.
Vào tháng 6/1975 - chỉ hai tháng trước khi bộ phim khởi quay, con trai của nam diễn viên Gregory Peck của đã tự sát với một viên đạn vào đầu. Trong Omen, nhân vật Peck cuối cùng phải giết con trai của mình nhưng vụ giết cậu bé Damien bất thành. Sau đó, chiếc máy bay chở anh đã bị sét đánh khi đang trên đường đi đến Anh quốc. Thậm chí, một chiếc máy bay khác chở biên kịch David Seltzer cũng bị sét đánh. Và lần thứ ba, tai nạn hàng không xảy ra với nhà điều hành Mace Neufelds khi ông đang trên đường tới Los Angeles.
Ngoài ra, một khách sạn mà Neufeld và vợ đang ở bị đánh bom bởi nhóm IRA. Rất may, không có ai chết sau vụ tai nạn kinh hoàng này.
Nghiêm trọng hơn, đoàn phim đã thuê một chiếc máy riêng để cho các thành viên quay cảnh trên không, nhưng sau đó chuyến bay đã bị hoãn lại và chiếc máy bay đã được dùng để chở hành khách. Ngay sau đó, chiếc máy bay gặp tai nạn và không một ai trong số các hành khách sống sót.
Không những vậy, John Richardson còn bị thương trong một tai nạn trên trường quay của bộ phim A Bridge Too Far. Anh chàng nhập viện trong tình trạng bị thương nặng, khi tỉnh dậy John cho biết mình có cảm giác như bị ai đó đẩy từ phía sau.
Trong phim, phân cảnh Keith Jennings (David Warner đóng) bị cắt làm đôi khi đang cố gắng lấy chiếc dao găm để giết Damien đã "ứng nghiệm" vào người bạn đồng hành của nhà thiết kế John Richardson. Vào thứ 6 ngày 13/8/1976, John cùng nữ trợ lý của mình là Liz Moore sắp xếp một chuyến du lịch tới Ommen, Hà Lan.
Nhưng điều không may đã xảy ra, vụ tai nạn ô tô khiến thi thể Liz bị cắt làm đôi còn John may mắn khi anh thoát chết. Nhưng điều đáng sợ hơn khi John chui ra khỏi chiếc xe ô tô và nhìn thấy biển báo"Ommen: 66,6 km". (Ommen gần với tên của bộ phim The Omen, 666 là con số tượng trưng cho quỷ sa tăng, và đó là thứ 6 ngày 13 – ngày của quỷ ) khiến John lạnh gáy.
Những tưởng, sẽ không có nhà sản xuất nào dám làm lại bộ phim kinh dị này. Tuy nhiên, The Omen 2006 đã ra đời nhưng nội dung phim không được đánh giá cao.
Nhận được nhiều ý kiến tích cực từ giới phê bình và đạt doanh thu phóng vé cao ngoài sức mong đợi, The Omen cũng đem về cho mình không ít giải thưởng và năm trong top các bảng xếp hạng phim. The Omen được xếp hạng thứ 81 trong danh sách 100 Years... 100 Thrills của Viện phim Mỹ, xếp hạng thứ 16 trong danh sách 100 bộ phim đáng sợ nhất của tạp chí Bravo 's và được các nhà phê bình phim liệt vào danh sách 31 bộ phim đáng sợ nhất mà chưa ai dám thực hiện. The Omen được đề cử một giải Quả cầu vàng nam diễn viên có diễn xuất tốt nhất dành cho Harvey Stephens (vai cậu bé Damien Thorn). Nữ diễn viên Billie Whitelaw vai bà Baylock được đề cử cho giải BAFTA giải thưởng điện ảnh cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. |