Nghĩ tới Ánh Tuyết là khán giả nhớ tới một tà áo dài rất đẹp trên sân khấu, một mái tóc ngang lưng và những ca khúc mang giai điệu buồn bất hủ của dòng nhạc tiền chiến. Nhưng còn chị, nếu không có âm nhạc, chị hình dung ra một Ánh Tuyết thế nào?
- Âm nhạc thực sự đã cứu vớt cuộc đời tôi. Nói ra thì có vẻ buồn cười nhưng tôi nghĩ nếu không có âm nhạc, có thể giờ tôi đang đi bán cá tôm hay bán cơm ngoài chợ vì đó cũng từng là những công việc của tôi khi gia đình tôi sa sút. Tôi nhớ hồi nhỏ, hồi sau giải phóng năm 1975, tôi gánh cơm ra chợ bán nhưng chưa bao giờ quên tiếng hát, rảnh chút là lại lẻn ra sau nhà đứng tập ca và mơ mộng, mơ có ngày được đứng trên sân khấu.
Nhưng cuộc đời nghệ sĩ của chị không chỉ có màu hồng, chị đã từng tâm sự nhiều về những đắng cay đã trải qua, giờ nhìn lại tất cả những chuyện ấy, chị đã thấy bình tâm chưa?
- Dĩ nhiên để có được ngày hôm nay, đời tôi đã nhiều phen khốn đốn, mà kể cả lúc này, phòng trà ca nhạc ATB chuyên dòng nhạc tiền chiến của tôi vẫn chưa thoát khỏi những trận lao đao. Tôi nghĩ là chỉ nhờ có sự kiên định của bản thân mà tôi chưa bỏ nghề, thêm vào đó, nếu tôi đầu hàng thì tôi phụ lòng khán giả, những người đã giúp cho Ánh Tuyết có được ngày hôm nay.
Những kỷ niệm nào không thể quên trong cuộc đời đi hát của chị?
- Khi mới vào TP.HCM để lập nghiệp, tôi như một con ma đói, thân hình tiều tụy, gầy bé, len lỏi đi hát ở những phòng trà, những tụ điểm ca nhạc triền miên là không có cát-xê. Tôi đã phải bán đi cả 2 xấp vải tính may áo dài biểu diễn để lấy tiền ăn qua ngày, trụ lại không nổi, tôi về đoàn Hải Đăng của Khánh Hòa và thu được những thành công đầu tiên.
Nhưng phận đời đưa đẩy, tôi lại về thành phố một lần nữa, nhịn đói để được hát, sau đêm hát lại lủi thủi đi bộ ra về. Tôi biết ơn ca sĩ Đình /Ca-si-Anh-Tuyet-Khong-co-am-nhac-chac-toi-dang-ban-tom--0.jpgăn đã chia đôi số tiền cát- xê 30.000 đồng của anh để giúp tôi qua cơn đói. Một ngày không thể quên khác trong đời tôi là ngày 30.7.1973, ngày tôi bắt đầu được hát nhạc /Ca-si-Anh-Tuyet-Khong-co-am-nhac-chac-toi-dang-ban-tom--0.jpgăn Cao và bắt đầu được biết đến với dòng nhạc tiền chiến.
Hình như dòng nhạc này còn bắc cầu đưa chị đến với cuộc hôn nhân hiện nay bên người chồng người Pháp?
- Đúng vậy, anh ấy nghe tôi hát ở các phòng trà và ấn tượng với tà áo dài tôi mặc để biểu diễn mỗi tối. Trước khi kết hôn, tôi bảo tôi không biết làm nội trợ, anh bảo tôi lấy vợ chứ đâu lấy bà nội trợ; tôi bảo tôi không thể bỏ nghề hát, bỏ khán giả, anh bảo anh cũng buồn nếu một ngày tôi phải rời xa sân khấu. /Ca-si-Anh-Tuyet-Khong-co-am-nhac-chac-toi-dang-ban-tom--0.jpgậy là chúng tôi lấy nhau, con trai tôi năm nay cũng được 17 tuổi và tôi hài lòng với cuộc sống bình yên hôm nay của tôi.
Năm 2001, phòng trà ATB của chị ra đời tại TP.HCM, là địa chỉ duy nhất chuyên về dòng nhạc tiền chiến, nhiều người thấy lạ là mặc dù nó thua lỗ, chẳng đem lại cho chị lợi ích kinh tế nào ngoài sự nhọc lòng, vậy mà chị vẫn quyết tâm duy trì?
- Có lẽ vì tôi là người miền Trung, ngang ngạnh và ưa làm những việc khó. Tôi nghĩ phòng trà cũng như đời tôi, phải trầy trật để nên nghiệp. Có những đêm phòng trà vắng khách, chỉ lèo tèo vài người mà tôi vẫn ngồi hát say mê, nhiều anh em hỏi tôi sao tôi tài vậy, tôi trả lời: /Ca-si-Anh-Tuyet-Khong-co-am-nhac-chac-toi-dang-ban-tom--0.jpgới tôi, được hát đã là một niềm hạnh phúc, tại sao tôi lại không thấy vui với điều đó mà lại phải quan tâm xem phòng trà hôm nay vắng hay đông. Phòng trà đó là chỗ đi về của những ca sĩ có tình yêu với dòng nhạc tiền chiến giống như tôi, không thể nào mà tôi lại dẹp bỏ nó chỉ vì nó không sinh lời.
Trong Chương trình “Con đường âm nhạc” với chủ đề “Hát như cuộc đời” vào tối 12.6 tới đây trên sân khấu Lan Anh, chị sẽ dành tặng mọi người điều gì đặc biệt?
- Tôi sẽ hát nhạc tiền chiến của /Ca-si-Anh-Tuyet-Khong-co-am-nhac-chac-toi-dang-ban-tom--0.jpgăn Cao và rất nhiều nhạc sĩ khác của dòng nhạc này, tôi sẽ kể cho khán giả nghe cuộc đời của tôi, những đắng cay, ngọt ngào của tôi khi đến với âm nhạc. Tôi mong muốn được gặp lại những khán giả đã từng dõi theo tôi và dòng nhạc tiền chiến mà tôi đeo đuổi. Người hát gặp được người muốn nghe hát là vui rồi.