PHIM NHẠC » Bật mí điện ảnh

Có ai như chồng tôi?

Thứ năm, 28/04/2011 08:45

"Chồng tôi không đong hộp dưa muối, đếm củ dưa hành, nhưng bạn đừng vội nghĩ tôi may mắn”.

Nhiều đức lang quân cho rằng mang tiền về cho vợ đã là hết trách nhiệm. Làm thế nào để anh hiểu giá trị đồng tiền và chi tiêu tiết kiệm?

Đó là lời tâm sự của chị Tâm An, ngụ tại Q, Bình Tân, TP. HCM, trong bức thư gửi về cho chúng tôi. Chồng tôi là viên chức nhà nước, không rượu chè, cờ bạc, hút xách. Anh là nguời chỉ biết gia đình, yêu vợ thương con. Hàng tháng, sau khi lĩnh lương, anh đều đưa hết cho vợ. Tôi chưa bao giờ phải nhắc nhở anh về chuyện đó. Mọi người thường bảo tôi lấy được người chồng như vậy còn than thở nỗi gì. Anh không biết giá trị đồng tiền Tôi cũng như chồng, là nhân viên hành chính bình thường của một cơ quan nhà nước, lương ba cọc ba đồng. Chúng tôi thỏa thuận, lương chồng sẽ dùng để chi tiêu sinh hoạt trong nhà. Lương vợ để lo cho hai đứa con đang tuổi ăn học. Thời buổi truợt giá, tôi phải toát mồ hôi, xoay sở đủ kiểu để gia đình không thiếu trước hụt sau. Thế nhưng, chồng tôi dường như chẳng biết gì về chuyện đó. Anh cứ nghĩ đem hết tiền về cho vợ là đủ. Mỗi tuần, tôi đưa anh 500.000 đồng chi tiêu cá nhân. Vậy là mỗi tháng tôi chỉ còn khoảng 3 triệu đồng để lo trăm thứ trong nhà. Thế nhưng cách ngày, anh lại đề xướng mua sắm món này, món nọ, lúc thì dàn máy hifi, khi thì cần vài triệu để tân trang lại chiếc xe máy… Tôi nói với anh rằng nhà ta không có tiền để chi cho những khoản đó. Anh nhướn mày tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ủa, thế tiền lương của anh đi đâu hết rồi?”. Thế là sau đó, tôi phải ca mãi bài hát rằng mình còn trăm thứ để lo nào tiền điện, nước, chợ búa, tiền sữa cho con và hàng tá thứ vặt khác.Những chiêu thức không hiệu quả Bạn muốn thay đổi cách tiêu tiền của chồng? Nếu thế, đừng dùng những chiêu thức dưới đây. Nó chẳng bao giờ hiệu quả:   Điệp khúc: “Anh ơi. Nhà mình sắp hết tiền rồi” sẽ chỉ là lời nói thoảng qua bên tai anh mà thôi. Chẳng những không nhận được sự quan tâm của chồng mà bạn còn làm anh ấy thêm “dị ứng” với chuyện tiền nong. Kết quả cứ nghe bạn nói đến tiền là anh lại cáu: “Tiền, tiền, suốt ngày em chỉ biết tiền à?” hoặc giá im lặng nghe, nhưng tâm trí đang đặt vào màn hình ti-vi. Chiêu “mưa dầm thấm đất” không hiệu quả trong vấn đề này Cũng đừng bao giờ đem sổ chi tiêu ra bắt chồng xem. Anh ấy không bun nghe bạn kể lể đâu. Các Adam thường cho rằng đó là chuyện vặt vãnh. Thậm chí, có thể anh ấy nghĩ bạn là cô vợ lắm lời. Tôi làm thế nào? Rất đơn giản, tôi dùng một chiếc hộp và đặt lên cho nó là hộp ngân quỹ. Tôi đặt tất cả tiền vào một bên của chiếc hộp, bên còn lại tôi đặt một quyển sổ. Về cơ bản, nó giống sổ theo dõi chi tiêu của các bà nội trợ, nhưng thay vì âm thầm ghi cuối tháng, tôi làm cho mọi việc trở nên minh bạch ngay từ đầu. Mỗi khi có việc cần dùng, tôi lại ghi chú vào quyển sổ những thông tin như ngày giờ, số tiền, mục đích sử dụng. Tôi không còn thói quen đưa tiền cho anh nữa. Những lúc cần, anh tự lấy trong chiếc hộp. Tôi không quên bảo anh hãy liệt kê chi tiêu hàng tháng vào sổ. Mặc dù thường quên ghi chép khi dùng tiền, nhưng sau một thời gian, chồng tôi đã không còn tạo ảo tưởng về số tiền anh ấy đem về khi thấy tiền trong hộp ngày càng vơi dần. Khi bạn nói: “Anh ơi, mình chỉ còn vài trăm nghìn” sẽ không thuyết phục bằng anh nhìn thấy số tiền ấy trong hộp ngân quỹ. Nếu bạn cũng có chồng như tôi, hãy thử cách này xem sao.

Tiếp thị & Gia đình