PHIM NHẠC » Bật mí điện ảnh

Khổ vì vợ canh ngày rụng trứng

Thứ ba, 14/06/2011 11:55

Nhiều khi việc "canh" khiến cả chồng và vợ căng thẳng, ức chế dẫn tới việc thụ thai khó thành công.

Trở về nhà sau 2 tháng công tác, bụng đói meo, anh Thạch vẫn thấy vợ gác chân xem tivi. Bực mình, anh gắt: ‘Em cơm nước gì chưa? Giờ này bếp núc còn lạnh ngắt’. ‘Anh hứa về từ hôm qua mà bây giờ mới thấy mặt. Hôm nay hết ‘trứng’ rồi anh còn về làm gì’ – vợ anh dằn dỗi.   Anh Thạch (Đống Đa, Hà Nội) khổ sở vì thấy mình chẳng khác nào “tù nhân” trong kế hoạch “phải có con năm nay” của vợ. Anh Thạch công tác xa nhà, 2-3 tháng mới về một lần. Chính vì thế, sau khi cưới đã gần 1 năm nhưng vợ chồng anh chưa thấy có tin vui. Vợ anh sốt ruột, bắt đầu đi siêu âm để canh trứng rụng.   Hôm vợ báo: “Em mới đi siêu âm, bác sĩ nói là đã có trứng, anh xin phép về ngay nhé”, anh Thạch đành miễn cưỡng gật đầu cho dù hôm ấy không phải ca nghỉ của anh. Từ chỗ làm về nhà chỉ mất khoảng 2-3 tiếng đồng hồ ngồi ôtô, vì thế, vợ anh liên tục hối thúc anh về. Chẳng ngờ, lúc chuẩn bị về thì công ty có việc đột xuất, anh Thạch phải ở lại. Hôm sau anh về thì bị vợ giận như thế. Cũng tình cảnh “căng như dây đàn” vì kế hoạch canh trứng, mau thụ thai của vợ, anh Tâm (Thanh Xuân, Hà Nội) nhiều lần mệt mỏi. Vì điều kiện làm xa nên 5-6 tháng, anh Tâm mới được về nhà một lần, mỗi lần độ 5-10 ngày. Cưới xong vợ anh rất nóng lòng muốn có em bé nên phải tranh thủ những lúc hai vợ chồng được ở gần nhau. Nghe chị gái bày cách, vợ anh bàn với chồng về chuyện canh trứng để mau có con. Anh Tâm không phải đối gì nhưng lâu lắm mới được sum họp. Mỗi lần gặp nhau, anh Tâm chẳng được vợ hỏi thăm công việc thế nào, sức khỏe ra sao, anh muốn ăn gì em nấu hay cái áo anh mặc đứt cúc rồi để em đơm lại... mà chỉ loanh quanh “ngày 14 là trứng về đấy. Bằng giá nào anh cũng phải ở nhà”. Có bận, anh Tâm đã về nhưng “trứng chưa về” nên anh bị vợ “giam lỏng” trong nhà dù đã đến ngày phải lên cơ quan. Vợ anh khóc lóc đòi chồng phải đợi đến ngày “có trứng” mới được đi. “Nhưng làm sao ăn nói với cấp trên?” – anh Tâm bực bội. Tức thì, vợ anh chộp lấy điện thoại của chồng, gọi điện ngay cho quản lý của anh, thông báo: “Chồng em bị ốm lắm. Em xin phép cho anh ấy được nghỉ mấy ngày” rồi cúp máy. “Vợ mình bảo chẳng ai dám đuổi anh chỉ vì nghỉ ốm cả. Báo hại bao nhiêu đồng nghiệp gọi điện hỏi thăm xem mình ốm thế nào, trong khi mình phải diễn vở kịch ốm giả mãi” – anh Tâm ngán ngẩm lắc đầu. Lần khác, biết vợ đanh “canh”, anh Tâm phải nói dối là nghỉ phép thêm 3 ngày nữa. Nhân lúc vợ yên tâm đi chợ, anh Tâm thu dọn đồ đạc và lẻn lên công ty. Lên ôtô, anh mới dám nhắn tin cho vợ xin lỗi: “Anh còn việc phải hoàn thành. Em thông cảm cho anh”. Các bác sĩ cho rằng, những người vợ sức khỏe bình thường thì không nhất thiết phải đi soi trứng. Bản thân mỗi người đều có thể xác định thời điểm rụng trứng qua theo cách tính dựa trên chu kỳ kinh nguyệt (thường vào những ngày giữa kỳ kinh). Các dấu hiệu khác gồm có nhiều chất dầy ở vùng kín hơn, nhiệt độ cơ thể cao hơn đôi chút... Tuy nhiên, cách này chỉ có tính chất tương đối chứ không thể chính xác hoàn toàn. Nhiều khi việc “canh” khiến cả chồng và vợ căng thẳng, ức chế dẫn tới việc thụ thai khó thành công. Có không ít cặp đôi “canh” mãi thì không thấy đậu thai nhưng khi để tự nhiên thì lại sớm có tin vui. Đó là chuyện hết sức bình thường.

Với những cặp vợ chồng sau một năm mong chờ mà chưa có con thì nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.

Mẹ&Bé