Phạm Băng Băng
Phạm Băng Băng đóng phim "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" từ 12/2/2013 đến tháng 8/2014, hơn 1000 cảnh quay.
Vất vả tới nỗi mọc 300 sợi tóc bạc
Nhiệt độ gần 40, cô phải mặc quần áo từng lớp từng lớp, trong điều kiện chỉ có một cái quạt máy và một chiếc quạt nhỏ trong tay. Không chỉ thế, đảm nhiệm nhà sản xuất, Phạm Băng Băng chịu trăm ngàn nỗi lo, đầu tư 300 triệu Nhân dân tệ (hơn 1 nghìn tỷ), làm phim trong 8 tháng với 800 nhân viên, hơn 200 vai diễn, 50 nghìn diễn viên quần chúng, hơn 3000 bộ trang phục, 200 chiếc xe. Chỉ nhìn những con số đã đủ đau đầu. Đây là bộ phim khiến cô khổ sở nhất, tới mức mọc đầy tóc trắng.
Phát ban, viêm mắt khi vào vai Võ Tắc Thiên khi về già
Việc vào vai Võ Tắc Thiên khi về già cũng là nỗi khổ khó ai thấu của Phạm Băng Băng. Mỗi ngày mất tới 7 giờ hoá trang, toàn bộ mặt, cổ, cánh tay gắn liền với silicon, lại diễn trong 9 giờ đồng hồ, bỏ hóa trang trong 2 tiếng, mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng. Làm phim lại đúng lúc mùa hè, cô đã rất nhiều lần bị phát ban. Sau này, nhân viên còn còn phải đâm lỗ trên màng silicon sau tai để giúp cô thoát mồ hôi.
Để có đôi mắt của người già, cô phải đeo kính áp tròng mà theo quy định của bác sĩ mỗi ngày chỉ đeo nhiều nhất 2 tiếng. Nhưng vì vai diễn, cô phải đeo tới 10 tiếng, cuối cùng dẫn đến mắt bị viêm.
Tôn Lệ
Cô tham gia bộ phim "Chân Hoàn truyện" từ ngày 19/9/2010, ngày 30/1/2011 hoàn thành. Tổng cộng có hơn 1800 cảnh, Tôn Lệ đã tham gia tới 960 cảnh.
Ngoài ra, nữ diễn viên còn tham gia phim "Mị Nguyệt truyện" bấm máy từ tháng 9/2014 và vẫn đang tiếp tục.
Cưỡi ngựa - sống chết chỉ cách 1 gang tay
Cưỡi ngựa dường như là chi tiết tất yếu trong phim cổ trang, Tôn Lệ lại rất khổ sở vì điều này. Trong phim "Quan Vân Trường", có một đoạn vô cùng đơn giản là cưỡi ngựa chạy trốn, mà cô ấy bị trầy xước nửa khuôn mặt. Sau này, người quay phim còn cho biết, nếu chẳng may ngã ngựa, bị dẫm vào người thì đến mạng còn không giữ nổi.
Lời thoại và sắc thái diễn đạt
Nói đến "Chân Hoàn truyện", Tôn Lệ lại cảm thấy việc đóng phim không hề đơn giản, khi mỗi ngày đóng phim mười mấy tiếng đồng hồ, lời thoại phải học lên tới hơn 40 trang. Không những thế trong phim "Mị Nguyệt truyện" lời thoại toàn những từ cổ, rất khó thuộc. Trao đổi, trò chuyện giữa các diễn viên cũng chỉ xoay quanh việc học lời thoại. Không những thế, sắc thái từng đoạn thoại khác nhau, cô phải phân ra bằng màu sắc: màu trắng tình cảm trong sáng, màu hồng tình cảm yêu thương thắm thiết để biết diễn bằng sắc thái nào.
Châu Hải My
Châu Hải My tham gia "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" từ tháng 2/2014, thời gian đóng phim khoảng 40 ngày, 200 cảnh quay.
Chiếc mũ 15 cân
Trong phim, Châu Hải My vào vai một trong tứ phi của Đường Thái Tông Lý Thế Dân - Dương Thục Phi. Tóc và trang sức trên đầu quá nặng, lên tới 15kg khiến cô kêu khổ không ngừng. Bên trong như được đan dệt bằng sắt cài vào đầu cô để cố định chiếc mũ. Cô thậm chí phải dùng gối đỡ cổ, uống nước cũng phải dùng tay đỡ đầu. Dù số cảnh quay không nhiều nhưng thời gian đóng phim của cô kéo dài suốt từ tháng 2 đến tháng 8, da đầu đều bị tổn thương đỏ ửng lên như một quả bóng.
Nhưng điều đó vẫn chưa đáng sợ bằng trang phục, trong 3 lớp, ngoài 3 lớp, mặc rồi khó có thể cởi ra. Để không phải đi vệ sinh cô cũng không dám uống nước.
Nỗi khổ chung của các sao phim cổ trang
Khổ luyện cầm kỳ thi họa
Nam diễn viên trước khi quay phim thường học ít võ thuật trong khi diễn viên nữ phải luyện cầm kì thi họa. Khổ nhất là khi các sao luyện múa, phải buộc chân, khiến đi đường rất hay vấp ngã.
Diễn cảnh trong phim ngược mùa ngoài đời thực
Việc diễn ngược mùa so với thời tiết thật là cơn ác mộng của diễn viên, đặc biệt là trong mùa đông mà lại đổ mồ hôi, người ta phải phun nước lên mặt diễn viên. Ngược lại, mùa hè diễn cảnh đông, các diễn viên phải chuẩn bị thùng nước đá, giấu khăn bọc nước đá trong quần áo.
Chịu khổ hình
Việc diễn cảnh khổ hình trong thâm cung tưởng là giả mà lại phải làm như thật khiến nhiều diễn viên "nếm mật nằm gai". Ngoài ra, sự thật những cảnh miệng phụt ra máu, các diễn viên đều phải ngậm nguyên một miệng mật ong pha màu thực phẩm.