Theo ông Thọ, hiện nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố được chia làm hai trường hợp, dựa vào mốc thời gian UBND thành phố ban hành quyết định về cấp phép xây dựng để xử lý.
|
Nhà siêu mỏng trên phố Đào Tấn, Hà Nội. Ảnh: Trung Kiên. |
Đối với các trường hợp hình thành trước năm 2005, do thời điểm đó chưa có quy định về đối tượng vi phạm, thẩm quyền và chế tài xử lý nên sẽ được thu hồi, đền bù và giải phóng mặt bằng theo quy định. Đối với các trường hợp tồn tại sau năm 2005, UBND thành phố đã quy định rõ trách nhiệm thuộc về UBND các quận huyện, do đó,UBND các quận huyện, thị xã phải chủ động xây dựng và thực hiện phương án xử lý theo quy định, hoàn thành việc xử lý trước ngày 30/6.
Theo báo cáo của 29/29 quận, huyện đã thống kê được 533 trường hợp nhà siêu mỏng siêu méo, trong đó có 200 trường hợp tồn tại năm 2005; 186 trường hợp hình thành sau năm 2005 và 147 trường hợp chưa xác định được thời điểm hình thành.
Để giải quyết được số lượng nhà siêu mỏng siêu méo nói trên, ông Thọ cho rằng cần phải có nguồn kinh phí ước tính khoảng 300 tỷ đồng.