PHIM NHẠC » Bật mí điện ảnh

Ứng phó khi bị công ty sa thải

Thứ hai, 30/05/2011 11:58

Sở hữu hai bằng đại học, sử dụng thành thạo ba ngoại ngữ và có nhiều năm kinh nghiệm... thế nhưng có thể đến một lúc, vì một lý do nào đó, bạn vẫn bị cho thôi việc.

Ngày nay, sa thải, mất việc là những tình trạng phổ biến và cách bạn đối phó với những tình huống như vậy có tác động rất lớn đến sự nghiệp của bạn sau này. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn có cái nhìn tích cực hơn và nhận thấy việc bị sa thải đôi khi lại mang đến cho bạn những cơ hội tốt nhất từ trước đến nay. - Ngày thứ nhất: Không làm gì cả Điều quan trọng nhất lúc này là bạn không nên có bất kỳ hành động gì vội vàng để sau này phải hối tiếc. Cho dù bạn đang rất tức giận, cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương nhưng hãy cố gắng tránh nói xấu sếp, nói xấu công ty hay gây bất cứ xung đột nào khác.

 

Cho dù bạn đang rất tức giận, cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương nhưng hãy cố gắng tránh nói xấu sếp, nói xấu công ty hay gây bất cứ xung đột nào khác - (Ảnh minh họa)

Thực tế nhiều công ty buộc phải cắt giảm nhân sự vì phải thu hẹp ngân sách và sẽ thuê lại những người đó với công việc tư vấn hoặc làm bán thời gian. Nếu mất bình tĩnh vào lúc này, có thể bạn sẽ bỏ qua cơ hội được gọi trở lại làm việc vào một vị trí khác. Với cách cư xử bình tĩnh, không nóng vội, mọi người trong công ty sẽ ghi nhớ và đền đáp những thiệt hại mà bạn phải gánh chịu. Finney - một chuyên gia tâm lý cho rằng, bạn không nên có bất kỳ động thái nào ngay sau ngày bị sa thải. Nếu muốn, hãy chờ đến hôm sau, khi đã bình tĩnh trở lại. Bạn cũng nên tránh xa điện thoại, máy tính, cho phép bản thân thư giãn, không lo nghĩ đến bất kỳ việc gì. Hãy cho bạn trở về trạng thái tiềm thức để bình tĩnh đón nhận mọi khó khăn và đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. - Ngày thứ hai: Xem xét những giấy tờ cần thiết Khi có quyết định cho thôi việc, bạn nên xem xét đến yêu cầu của công ty về thời gian nghỉ chính thức, thời gian bàn giao công việc và quyền lợi bạn được hưởng. Hãy sắp xếp những vấn đề này và xem xét một cách khoa học, xem bạn đã có những đóng góp gì cho công ty, gắn bó bao nhiêu năm trước khi tính đến quyền lợi, mức bồi thường... Nếu có tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trong khi đang bàn giao công việc, bạn hãy hoàn thành giấy tờ cần thiết để ngay khi có quyết định, bạn sẽ nộp lên cơ quan hữu trách để đảm bảo quyền lợi. Nếu chưa hiểu rõ, bạn có thể nhờ đến các chuyên gia tư vấn về luật lao động để hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. - Ngày thứ ba: Đánh giá lại mục tiêu nghề nghiệp Có thể bạn không muốn nghĩ đến mục tiêu ngay bây giờ nhưng chính việc bị sa thải lại có thể giúp bạn bật ra được những ý tưởng tốt nhất chưa từng có. Nếu như trước kia, bạn chỉ quen suy nghĩ theo khuôn khổ, không dám nghĩ đến những điều vượt ra ngoài phạm vi công việc hiện tại thì đây là thời điểm lý tưởng để bạn thay đổi. Hãy xem xét đến những đổi mới trong lối sống, địa điểm hay lĩnh vực công việc mới...

 

Sau khi bị sa thải, đừng để rơi vào tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng, hãy nghiêm túc nhìn lại mình và xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp của bản thân - (Ảnh minh họa)

Theo Candice Reed - đồng tác giả của "Bắt sóng thành công như thế nào?", sau khi bị sa thải, đừng để rơi vào tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng. Hãy nghiêm túc nhìn lại chính mình và tự hỏi xem, đam mê của bạn là gì. Đây chính là câu hỏi đặt nền móng cho những việc tiếp theo. Bạn cũng cần suy nghĩ nghiêm túc về mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, bạn muốn một công việc càng nhiều tiền càng tốt, cái đích bạn hướng tới là tiền hay một công việc ổn định, môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo cân bằng trong cuộc sống... Reed cho rằng, mục tiêu nghề nghiệp càng cụ thể, bạn càng dễ dàng tìm được hướng đi và cơ hội phù hợp hơn. - Ngày thứ tư: Cắt giảm chi tiêu Không cần những biện pháp quyết liệt như từ bỏ hẳn thói quen cà phê, Internet, truyền hình cáp... Thay vào đó, bạn có thể tính toán để cân đối mức tiền hiện có với nhu cầu cá nhân để không bị bội chi, ví dụ như giảm bớt tần suất cà phê trong tuần, đổi sang mạng Inernet, truyền hình rẻ hơn, sử dụng phương tiện giao thông công cộng... Không ai muốn bị thất nghiệp một thời gian dài nhưng trong điều kiện kinh tế hiện nay, bạn cũng nên xác định tinh thần, có thể phải chi tiêu hết một vài tháng lương theo thu nhập cũ trước khi tìm được công việc mới phù hợp. Nếu bạn cần một điều gì đó để khích lệ tinh thần sau khi thắt chặt các khoản chi tiêu, giảm bớt những thú vui như trước thì hãy lập ra một danh sách những điều tốt đẹp trong cuộc sống cộng với những thứ có giá trị mà bạn đang sở hữu. Nghe có vẻ chỉ là trò đánh lừa cảm giác nhưng thực tế, việc làm đó giúp bạn tin tưởng, tinh thần phấn chấn hơn sau những ngày tìm việc kéo dài. - Ngày thứ năm: Lập kế hoạch tìm việc Ngay bây giờ, bạn hãy tập trung tìm việc với một kế hoạch thật cụ thể. Bắt đầu bằng việc cập nhật hồ sơ, nhất là với những người lâu lắm không phải đi xin việc. Sau đó, hãy đặt ra mục tiêu, mong muốn của bản thân để có định hướng cụ thể cho quá trình tìm việc. Bạn cần biết rằng, chỉ khoảng 20% các công việc được quảng cáo trên mạng là thực sự cần thiết, còn rất nhiều vị trí ảo mà các nhà tuyển dụng đưa ra với những mục đích riêng. Đây là lúc bạn cần tìm một số nhà tuyển dụng thực sự, họ cần nhân sự nghiêm túc bằng cách liên lạc với mạng lưới những người quen biết, đồng nghiệp cùng ngành để hỏi han thông tin. Thêm vào đó, bạn cũng nên đăng ký tham gia các sự kiện việc làm để tìm kiếm nhà tuyển dụng. Cố gắng dành thời gian ít nhất là hai tiếng mỗi ngày để tìm việc trực tuyến, gọi hai cuộc điện thoại và gửi đi ba bộ hồ sơ mỗi ngày. Hơn nữa, đây cũng là lúc bạn cần cập nhật các kỹ năng, kinh nghiệm đã có trong quá trình làm việc để bổ sung vào hồ sơ cho hoàn thiện. Thậm chí, bạn có thể đăng ký tham gia một số khóa học nếu cảm thấy cần thiết.

Bưu điện Việt Nam