1. Quái vật Gollum trong “Lord of the Rings: The Two Towers” (2002) & “The Return of the King” (2003)
Đơn giản mà hiệu quả. Chưa có nhân vật được tạo ra từ kỹ thuật đồ họa máy tính (CGI) nào trong lịch sử phim ảnh lại có sức thuyết phục như Gollum. Lấy động tác diễn xuất từ diễn viên người Anh Andy Serkis, Gollum không phải là một anh hùng hành động mà là một nhân vật gây ấn tượng như có trái tim và tâm hồn thực sự.
2. Khủng long bạo chúa T-Rex trong “Công viên kỷ Jura” (1993)
Sức hấp dẫn chính của bộ phim “Công viên kỷ Jura” nằm ở con khủng long bạo chúa lang thang khắp công viên đe dọa những đứa trẻ và ăn thịt những nạn nhân xấu số. Nhiều năm qua đi kể từ khi T-rex của đạo diễn Steven Spielberg ra mắt, những con khủng long trên phim đều có hình dáng và âm thanh giống hệt với con khủng long bạo chúa này.
3. Khỉ Caear trong “Rise of the Planet of the Apes” (2011)
Khi thông tin từ nhà sản xuất tiết lộ, ngân sách dành cho bộ phim khá khiêm tốn (vào khoảng 90 triệu USD) và phim phải gấp rút sản xuất cho kịp ra mắt vào dịp mùa hè, nhiều khán giả không đặt nhiều hy vọng vào tác phẩm này. Tuy nhiên, thời điểm rmắt vào mùa hè năm ngoái, “Rise of the Planet of the Apes ” đã trở thành tác phẩm kinh điển với doanh thu khổng lồ.
Được vẽ hoàn toàn bằng máy tính với những động tác của diễn viên Andy Serkis, Caesar là nhân vật đồ họa giống thật nhất trên màn ảnh, khiến cho bạn diễn bằng xương bằng thịt James Franco chỉ như diễn viên nghiệp dư. Những xúc cảm tức giận, ghen tức, vui sướng… của Caesar sống động đến độ người xem dễ dàng lãng quên rằng nhân vật này không hề có thật.
4. E.T. trong “E.T.” (1982)
Ai có thể nghĩ một người người ngoài không gian lùn xủn, xấu xí và trông như cao su lại có thể đem về cho các nhà sản xuất doanh thu 700 triệu USD. Trong khi đội ngũ vẽ đồ họa đã thành công trong việc đưa một con rối vào đời sống thật thì tầm nhìn của đạo diễn Steve Spielberg đã làm “E. T.” phá bỏ mọi rào cản trong các bộ phim về con rối trước đó và E. T trở thành một trong những nhân vật đáng nhớ nhất trên màn ảnh trong những năm 1980.
5. Người Na’vi trong “Avatar” (2009)
Sức hấp dẫn của bộ phim chính là sự sángtạo ra Na’vi, chủng tộc có làn da màu xanh định cư trên hành tinh Pandora. Những người ngoài hành tinh này được đánh giá là một trong những sáng tạo thuyết phục nhất trên phim ảnh. Hành tinh được thực hiện từ kỹ xảo trong phim cũng là một thế giới đẹp đẽ nhất mà chúng ta được biết. Tuy nhiên, chắc chắn bộ phim sẽ gây ấn tượng hơn nữa nếu được dựng ở phim trường lớn hơn, kịch bản tốt hơn và “phù thủy” Cameron tập trung hơn vào mạch truyện thay vì mải mê với những kỹ xảo.
6. Davy Jones trong “Pirates of the Caribbean 2: Dead Man's Chest” (2006)
Từ những truyền thuyết bí ẩn mà các thủy thủ thường truyền tai nhau trên biển, một tạo vật gớm ghiếc đã ra đời. Với bộ râu từ những xúc tu kết hợp với động tác diễn xuất của tài tử Bill Nighy, Davy Jones được đánh giá là đã tạo ra một mốc quan trọng trong việc sử dụng kỹ xảo trong phim ảnh. Kết cấu và chuyển động của mỗi xúc tu trông thật đến nỗi mọi người không hề nghĩ rằng tất cả đều được tạo ra từ máy tính. Chính vì thế, chẳng ai nghi ngờ rằng, Davy Jones chỉ là nhân vật tưởng tượng.
7. King Kong trong “King Kong” (2005)
Khác với phiên bản bằng cao su năm 30, King Kong trong bộ phim năm 2005 có các chi tiết rất hoàn hảo và giống thật, từ bộ lông, hàm răng cho đến những vết sẹo. Đặc biệt, chẳng có chi tiết nào trông quá phô. Không chỉ có diện mạo giống như thật, King Kong còn có cá tính riêng. Cậu chàng là nhân vật dễ nổi nóng, mạnh mẽ, đáng yêu và tình cảm còn dễ bị tổn thương hơn những bạn diễn bằng da bằng thịt.
8. Cá mập trong “Hàm cá mập” (1975)
Khi đạo diễn Steve Spielberg lần đầu đưa con cá mập khổng lồ bằng CGI lên màn ảnh trong “Hàm cá mập”, mọi người đều thực sự ngạc nhiên. Spielberg và các cộng sự của ông đã thành công trong việc sử dụng các kỹ xảo làm phim đến độ không ai nghi ngờ có sự can thiệp của máy tính trong toàn bộ tác phẩm hành động kinh dị.
“Hàm cá mập” đã chứng tỏ rằng, hoàn toàn có thể tạo ra một nhân vật chính chỉ bằng kỹ xảo và để nhân vật này “diễn” trong phim. Các đạo diễn lừng danh như George Lucas, James Cameron và Peter Jackson nhanh chóng nối gót học theo các kỹ xảo này. Nhưng điều Spielberg làm được còn hơn thế, chính ông đã mở ra cánh cửa cho trí tưởng tượng phong phú của các đồng nghiệp.
9. T-1000 trong “The terminator 2 - Judgment Day” (1991)
James Cameron có lẽ là một trong những đạo diễn khoa trương nhất ở Hollywood nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, ông nói được là làm được. “Terminator 2” là sự kết hợp tuyệt vời nhất của Cameron giữa cốt truyện, chiều sâu tình cảm lãng mạn và những pha hành động gây cấn. Mặc dù Arnold Schwarzenegger và Linda Hamilton diễn xuất rất tuyệt vời nhưng có lẽ nhân vật đáng nhớ nhất là T-1000.
Làm từ chất lỏng kim loại, con robot đáng sợ này được coi là kẻ hung ác tuyệt nhất trên màn ảnh so với các nhân vật CGI trước đó và còn hơn nhiều nhân vật CGI hiện nay. Dù có hai con dao bằng kim loại, chuyển thành vũng kim loại hay biến mất trước mắt khán giả, T-1000 vẫn được đánh giá là tạo vật từ kỹ xảo điện ảnh đáng khâm phục nhất.
10. Người ngoài hành tinh Yoda trong “Star Wars: Episode III - Revenge of the Sith” (2005)
Sơ khởi, nhân vật này là một con rối bằng tay do huyền thoại điện ảnh Frank Oz điều khiển. Đạo diễn George Lucas đã quyết định đưa Yoda vào kỷ nguyên máy tính, trở thành nhân vật hoàn toàn bằng CGI trong loạt phim “Star Wars”. Yoda được biến hóa với những cung bậc cảm xúc rất sinh động. Cậu chàng cũng trò chuyện tình cảm, tham gia chiến đấu hay thực hiện trao đổi đầy hài hước. Những biểu hiện này đã biến Yoda trở thành thật hơn bất cứ con rối nào có thể làm được.