PR bằng scandal
Khi scandal lộ ảnh sex của Y.V nóng rẫy trên các mặt báo và dư luận thì sôi sục với sự việc lần đầu tiên xảy ra ở showbiz Việt thì đạo diễn Hà Sơn lại thản nhiên chia sẻ, ông muốn mời Y.V tham gia phim Trung Úy của ông. Đáng ngạc nhiên hơn, vai diễn mà ông nhằm cho Y.V lại một nữ quân y xinh đẹp, thánh thiện, chưa biết gì về cuộc đời. Vị đạo diễn này còn có vẻ như thách thức dư luận khi tuyên bố rằng, "Tôi chỉ ao ước tìm được một diễn viên đóng được cảnh yêu đương như tôi đã nghe đồn về Y.V mà thôi". Vài năm sau, khi Trung Úy được bấm máy, và dĩ nhiên, Y.V không được giao bất cứ vai diễn nào trong bộ phim này. Cô, hay nói cách khác, scandal lộ clip sex của cô đã bị vị đạo diễn kia lợi dụng để "câu" sự chú ý của dư luận cho bộ phim.
Không những thế, đạo diễn Hà Sơn còn có những câu tuyên bố gây sốc về bộ phim Trung úy như "Bạo lực + tình dục = phim của tôi". Ông cũng khẳng định, không làm bất cứ bộ phim nào nếu kinh phí của nó dưới 2 triệu USD. Sau này, khi Trung Úy được hoàn thành, đạo diễn Hà Sơn cũng liên tục úp mở về những cảnh nóng trong phim. Tấm ảnh nữ diễn viên Mai Mai khoe đôi gò bồng đảo căng tròn trong chiếc áo phông màu xanh do không mặc nội y càng khiến dư luận thêm tò mò. Tuy vậy, Trung Úy khi được trình chiếu đã không được công chúng đón nhận nhiều như mong đợi của đạo diễn Hà Sơn. Khi bộ phim Lục Vân Tiên chuẩn bị phát sóng, đột nhiên trên mạng xuất hiện những hình ảnh lộ hàng của Hà Kiều Anh và Mỹ Uyên. Những hình ảnh này được chụp lén khi Hà Kiều Anh và Mỹ Uyên diễn xuất trong một cảnh quay của phim Lục Vân Tiên. Lúc đó, có rất nhiều người đã nghi ngờ đó là một chiêu thức PR cho bộ phim bởi lẽ tại sao những hình ảnh đó lại xuất hiện đúng vào thời điểm bộ phim chuẩn bị được phát sóng, mặc dù nó đã được chụp cách đó 2 năm trước. Mới đây nhất, trước khi ra mắt bộ phim Thiên mệnh anh hùng đã gây ồn ào bởi việc kiện cáo giữa đoàn làm phim với nhà văn Bùi Anh Tuấn. Bộ phim được lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Bức huyết thư của nhà văn Bùi Anh Tuấn.
Trong buổi họp báo đóng máy phim, phía nhà sản xuất đã "úp mở" về số tiền tác quyền trả cho nhà văn Bùi Anh Tuấn trong khi nhà văn này khẳng định là cho không ý tưởng. Vụ rắc rối này, có thể xảy ra ngoài dự tính ban đầu của phía sản xuất bộ phim. Tuy vậy, họ đã nhanh trí lợi dụng vụ ồn ào này để quảng bá cho bộ phim. Những bài phỏng vấn, những lời chỉ trích, những cuộc họp báo giải thích...Tất cả đã khiến cho bộ phim Thiên mệnh anh hùng trở thành đề tài hot trên báo chí. Công chúng háo hức, tò mò theo dõi để rồi té ngửa ra khi thấy nhà sản xuất và nhà văn Bùi Anh Tuấn dễ dàng đạt được một thỏa thuận trong hòa bình. Không những thế, nhà văn này còn hết lời khen ngợi bộ phim khi nó được công chiếu. Không hẩm hiu như Trung Úy, Thiên mệnh anh hùng đạt được mức doanh thu khổng lồ khiến nhà sản xuất hết sức... hả hê. PR bằng cảnh nóng Đây có lẽ đang là cách được các nhà làm phim Việt Nam ưa chuộng nhất. Cách làm này vừa mất ít thời gian lại kích thích được sự tò mò của công chúng, đặc biệt là trong một xã hội mà sex vẫn là một cái gì đó cực kỳ nhạy cảm.
Trước khi bộ phim Giao lộ định mệnh ra mắt, những tấm ảnh nóng giữa siêu mẫu Vũ Thu Phương và Trần Bảo Sơn được đoàn làm phim cung cấp cho báo chí. Không những thế, còn có thông tin cho rằng, Trần Bảo Sơn và Vũ Thu Phương có mối quan hệ trên mức bình thường. Hay những tấm ảnh nóng giữa Lương Mạnh Hải và Hồ Vĩnh Khoa, giữa Lương Mạnh Hải và Linh Sơn được nhà làm phim Hotboy nổi loạn liên tục cập nhật.
Còn vô số, vô số những bộ phim Việt sử dụng chiêu thức PR bằng các cảnh nóng mà có thể kể ra đây như Cánh đồng bất tận, Để mai tính, Đẹp từng centimet, Ngôi nhà trong hẻm, Bi, đừng sợ.... Tuy vậy, đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, mới đây nhất, bộ phim Bẫy Cấp ba do đã sử dụng chiêu thức này quá "liều" mà đã dẫn đến việc bị cấm chiếu.
PR bằng các Liên hoan phim (LHP) Bà Ngô Thị Bích Hiền, Giám đốc phía Nam của BHD - một trong những cty sản xuất phim danh tiếng thì một trong những cách PR phim khôn khéo là “đem chuông đi đánh xứ người”, lấy tiếng liên hoan phim quốc tế để tạo hiệu ứng tại thị trường trong nước.
BHD đã thành công với cách này khi bộ phim Hot boy nổi loạn tham dự LHP Toronto, Cánh đồng bất tận tham dự Liên hoan phim Quốc tế Pusan trước khi chiếu tại Việt Nam. Nhà sản xuất còn rất tự hào vì Hot boy nổi loạn là bộ phim Việt Nam đầu tiên được Fortissimo - một trong những hãng phát hành phim lớn trên thế giới mua quyền phát hành quốc tế, lần lượt được mời tham dự Liên hoan phim Vancouver, Berlin….
Cách làm này thường đem lại hiệu quả khá cao, đặc biệt là đối với những bộ phim được cho là nghệ thuật, những bộ phim kén khán giả chẳng hạn như Chơi vơi (tham dự LHP Venice), Sống trong sợ hãi, Chuyện của Pao (LHP quốc tế Fukuoka).... Tuy vậy, không phải phim Việt nào dự liên hoan phim quốc tế cũng đảm bảo “chắc thắng” tại thị trường trong Chẳng hạn như Bi, đừng sợ trước khi được công chiếu tại Việt Nam, bộ phim đã tham dự và đoạt giải tại hàng chục LPH quốc tế, trong đó có các LPH danh giá như LHP châu Á tại Berlin, LHP Cannes,(LHP Mediawave tại Szombathely – Hungary, Liên hoan phim quốc tế Stockholm - Thụy Điển....thế nhưng bộ phim đã không được phần đa công chúng Việt đón nhận, thậm chí không ít người còn có những nhận xét khá gay gắt dành cho bộ phim.
Lý giải tại sao các nhà làm phim Việt Nam thường sử dụng các cách PR trên, một đạo diễn trẻ của Việt Nam từng nói rằng: "Vì nó thực sự hiệu quả, ít tốn kém và gây sốc. Công chúng phần đa không quan tâm đến ý tưởng của bộ phim, đến phương pháp thể hiện và những tư duy sâu xa của đạo diễn. Họ quan tâm phim này ai đóng? Đời tư của cô diễn viên này thế nào, anh tài tử kia ra sao? Họ có yêu nhau như trong phim thật không?..."
Tuy vậy, vị đạo diễn này cũng nhấn mạnh rằng, PR cho phim là một việc làm không đơn giản. Nếu như đi sai một bước, nó có thể giết chết bộ phim. Không những thế, những chiêu thức PR cũng phải đi đôi với chất lượng của bộ phim. Một bộ phim tệ dù có được PR bằng cách nào đi chăng nữa thì cũng không thể có được thành công cũng như sự ghi nhận của công chúng.