Với tập 21 - Rơi nhầm Động Bàn Tơ, việc tiến hành quay được thực hiện tại khu danh thắng nổi tiếng Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên. Trong cảnh quay Bì Lam Bà Bồ Tát (Dương Kỳ Mẫn đóng) giáng thế giết chết Đa Mục quái/yêu tinh rết nhiều mắt (Lý Hồng Xương thủ vai), sau đó hàng phục bảy chị em yêu nữ nhện tinh, buộc chúng phải hiện nguyên hình là những con nhện khổng lồ đủ màu sắc, mang về làm kẻ đầy tớ trông nom và quét tước cửa nhà cho bà.
Trước khi thực hiện cảnh quay trên, đạo diễn Dương Khiết yêu cầu đội đạo cụ phải thực hiện yêu cầu đúng như kịch bản, tạo ra 7 con nhện với bảy màu sắc đúng như màu trên trang phục của 7 yêu nữ nhện tinh đã mặc. Bên cạnh đó, nữ đạo diễn còn yêu cầu phải tạo ra những chú nhện không những thực sự sống động, tinh tế mà còn có thể hoạt động hết sức ăn khớp và nhịp nhàng với động tác của diễn viên.
Khi đó, đội ngũ nhân viên kỹ xảo và đạo cụ phải nghĩ ra đủ phương án, tử cách trang bị động cơ điện phía dưới bụng của những chú nhện mô hình. Việc làm này giúp cho những chú nhện có thể cử động được, dù chỉ là nhúc nhích thân mình sau khi có tín hiệu nạp điện. Một cách khác là lắp bộ phận ròng rọc lên mình nhện, nhờ động cơ này cũng có thể khiến cho nhện hoạt động được như thật... Thế nhưng, sau khi tất cả phương pháp trên được áp dụng và thử nghiệm đều tỏ ra không mấy thực thi. Nguyên nhân được cho là dù sử dụng động cơ điện điều khiển từ xa hay thiết bị máy móc để khiến cho mô hình nhện hoạt động, đều không đạt được mục đích phối hợp với động tác biểu diễn của diễn viên cũng như theo yêu cầu của kịch bản. Cuối cùng, đoàn phim vẫn quay về với cách làm thủ công và “truyền thống” vốn hay áp dụng trước đó, sử dụng cần câu và dây câu cá để làm dụng cụ “điều khiển” những chú nhện khổng lồ trên. Cách này tỏ ra khá hiệu quả, cho kết quả vượt trội so với sử dụng động cơ điện hay ròng rọc, vừa không tốn kém mà vừa kinh tế, đồng thời mang lại kết quả đúng như ý muốn.
Trong cảnh quay với bầy nhện sau khi hiện nguyên hình, nhân vật Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa đóng) háo hức và bất ngờ khi phát hiện những yêu nữ đầy màu sắc kia hóa ra lại là những con nhện khổng lồ hiền lành và lòe loẹt, đang bò lổm ngổm trên mặt đất. Mỗi động tác của Trư Bát Giới sẽ được đội nhân viên kỹ xảo “điều khiển” cho những chú nhện mô hình “phố hợp” nhịp nhàng theo bằng cách rung lắc cần câu có nối dây câu, được móc vào mô hình nhện. Công việc này đòi hỏi sự quan sát và độ khéo léo của đội kỹ xảo, khâu này không khác những nghệ sĩ múa rối cạn là bao. Như vậy, cảnh quay trên đã được thực hiện một cách thủ công và hết sức đơn giản như vậy. Phương pháp trên cũng được áp dụng với cảnh quay Đa mục quái/rết tinh sau khi bị bồ tát Bì Lam Bà sử dụng cây kim thêu hoa giết chết, chiếc kim này vốn luyện từ trong mắt của con trai bà là Mão Nhật Tinh Quan. Đa mục quái chết và hiện nguyên hình là một con rết khổng lồ. Nhân viên kỹ xảo sử dụng cần và dây câu để khiến mô hình rết cử động theo đúng cách áp dụng với những mô hình nhện khổng lồ.
Mặc dù kỹ xảo trên đối với ngày nay không khó khăn gì, đặc biệt khi có công nghệ tạo hình 3D. Ngay cả với trang thiết bị thường hay dùng ngày nay là loại máy tính chuyên dụng PC 286 khi đó còn chưa ra đời. Dù hiệu quả hình ảnh so với bây giờ có vẻ khá giả tạo, cử động của mô hình nhện và rết cũng mang tính tượng trưng, chỉ đơn giản là hình ảnh những chú nhện động đậy, lập cập bò trên đất, thậm chí khá thô sơ. Tuy nhiên, để có được những hình ảnh trên, đó cũng coi như một thành công và cố gắng cùng sức sáng tạo không mệt mỏi của đoàn Tây Du Ký lúc bấy giờ. Về nguyên vật liệu để tạo ra những mô hình nhện, nhân viên đạo cụ của đoàn phim đã sử dụng khung tre kết hợp với dây thép, vải nỉ và sơn màu. Vì tất cả đều được làm thủ công, khi lên hình trông không con nhện nào giống con nhện nào. Có con to, con nhỏ, con béo, con gầy, màu sắc đẹp mắt và được tô vẽ, trang trí sinh động. Phụ đề "Tây du ký" là chữ viết tay của nghệ nhân thư pháp Thậm chí, một chi tiết khá thú vị mà phó quay phim Đường Kế Toàn tiết lộ với người hâm mộ Tây Du Ký là công việc soạn thảo đề mục, phông chữ về tên thành viên đoàn phim, từ đạo diễn, quay phim, diễn viên, ánh sáng, đạo cụ, lời bài hát... xuất hiện ở đầu và cuối phim đều được thực hiện phổ thông. Công việc này ngày nay đã có phần mềm để thao tác khá đơn giản và nhanh chóng trên máy vi tính. Tuy vậy, thời kỳ sản xuất bộ phim Tây du ký nói trên, công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho việc làm phim đều hết sức lạc hậu, thủ công. Ngay đến việc soạn chữ phụ đề cũng phải mời một nhà thư pháp tới giúp sức.
Nghệ nhân thư pháp sẽ viết những đề mục theo yêu cầu lên một miếng giấy kính, sau đó với phương pháp thủ công khá "nhà quê" để chuyển lên màn ảnh như khán giả vẫn thường thấy. Do đó, toàn bộ những chữ đề mục xuất hiện ở phần đầu và cuối mỗi tập phim Tây du ký đều là chữ viết tay. Điều này có lẽ khiến người hâm mộ cảm thấy bất ngờ lẫn thán phục tài hoa của nghệ nhân thư pháp nọ. Điều bất ngờ hơn, tác giả của chữ đề mục là thư ký trường quay Mã Lệ Châu - trợ thủ đắc lực của đạo diễn Dương Khiết mời tới đoàn. Tuy nhiên tên tuổi của ông cho đến nay vẫn ít người biết tới, bởi thành viên đoàn Tây du ký giờ đây phần lớn đều tuổi tác đã cao, phân tán mỗi người một nơi...