PHIM NHẠC » Toàn cảnh

Cảnh hài hước trong những phim túng thiếu nhất Trung Quốc

Thứ bảy, 22/07/2017 22:19

Trung Quốc thường khoe các siêu phẩm trăm triệu USD, nhưng thực tế, tại quốc gia này, nhiều ê-kíp phim lao đao vì ngân sách hạn hẹp.

Tại Trung Quốc, nhiều đoàn phim bỏ ra hàng chục triệu USD để trả cát-xê cho diễn viên. Họ đầu tư lớn về kỹ xảo, quảng bá rộng khắp, khuếch trương thanh thế. Nhiều tờ báo nước này cho biết nghệ sĩ Hàn đổ xô đến Trung Quốc cũng vì “nguồn thu lớn so với quê nhà”. Thực tế, nhiều đoàn làm phim lại sống cảnh chật vật, vừa quay vừa vượt khó với vô số tình tiết dở khóc dở cười. Phim Bắt cóc hoàng đế về hiện đại được phát trên Letv là dự án như vậy.

Phim về đề tài cung đình nhưng chốn hoàng cung chỉ lèo tèo vài phi tử. Hơn thế, trang phục từ hoàng hậu cho đến các nương nương đều được tối giản, trang sức cũng không có.

Đây là phân cảnh khi hoàng đế dâng mỹ nhân "cống phẩm từ Tây Vực". Cảnh phim này khiến khán giả bật cười. Họ đặt câu hỏi từ khi nào quả chuối cũng thành cống phẩm.

Cấm vệ quân của hoàng đế đếm đi đếm lại cũng chỉ có 7 người.

Tại ngôi chùa của quốc sư, khán giả chỉ biết lắc đầu khi nhìn tới nhìn lui không quá hai tăng sư.

Một hình ảnh cho thấy cả đoàn phim chỉ có chưa đầy 20 người.

Năm 2015, Thái tử phi thăng chức ký tạo nên cơn sốt với lượng người xem cao bất ngờ. Đây cũng là phim được đánh giá “nghèo nhất lịch sử”. Đạo diễn kiêm vai trò biên tập, diễn viên bỏ tiền túi thu âm ca khúc nhạc phim, diễn viên tự trang điểm cho nhau. Thái tử phi thăng chức ký không có đủ kinh phí thuê phim trường. “Ngay cả phim trường hạng trung như Tống Thành (Hàng Châu), chúng tôi cũng không có khả năng. Đoàn làm phim chọn phim trường Tượng Sơn ở tỉnh Chiết Giang. Không ngờ, khi đến nơi, đạo cụ tại phim trường đều đã được di chuyển đến phim trường Hoành Điếm phục vụ cho một dự án khác”, đạo diễn kể lại.

Cảnh Thái tử Tề Thịnh uy nghiêm trong phim là công sức của những nhân viên hậu trường.

Long sàng của Thái tử tại tẩm cung lại chỉ là một tấm phản gỗ thông thường đặt hẳn dưới đất.

Trong phim vì thiếu thốn nên một diễn viên quần chúng được góp mặt ở tất cả các cảnh quay.

Vàng bạc trang sức trong phim đều là đồ nhựa rẻ tiền.

Tại tẩm cung nhưng chỉ có một bối cảnh. Dàn diễn viên đi cùng mẫu dép sandal thay vì giày cung đình.

Bộ kiệu nhỏ hẹp, đệm mỏng tang của thái tử.

Thái tử nói: "Chúng khanh bình thân", nhưng dưới đài chỉ có ba người vào vai quan viên triều đình.

Trong các phim hiện đại nếu thiếu kinh phí, đoàn phim thường sử dụng ảnh trên mạng và ghép bối cảnh. Hoa khôi học đường cùng chân dài là phim mượn 100% các danh thắng thế giới đưa vào cảnh phim.

Võ lâm ngoại sử là phim kinh điển trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Nhưng do kinh phí túng thiếu, đoàn phim luôn chỉ quay tại một quán trọ, cả ê-kíp không đầy 20 người.

Trong số những phim nghèo nhất của Trung Quốc không thể bỏ qua Tây du ký 1986. Tây du ký không thuộc các dự án được đầu tư lớn lúc bấy giờ. 25 tập phim được quay trong 6 năm, phải di chuyển khắp 30 tỉnh thành do thiếu phim trường. Đoàn phim lúc đó quay chật vật vì kinh phí 6 triệu NDT (khoảng 20 tỷ đồng) chỉ đủ thuê một quay phim, một máy quay. “Muốn quay 30 tập nhưng ít kinh phí nên đoàn phim cắt giảm còn 25 tập”, Dương Khiết chia sẻ. Có cảnh, đoàn phim không tìm được ngựa trắng nên đành phải sử dụng một chú ngựa đen và dùng sơn trắng “đánh lừa khán giả”. Mỗi lần quay cảnh dưới nước là một lần khổ vì “đạo cụ” bị trôi đáng kể.

Khán giả cũng không lạ việc một diễn viên đóng nhiều vai để tiết kiệm chi phí. Ví dụ, Lý Hồng Xương đảm nhận vai trò phó chủ nhiệm sản xuất phim nhưng kiêm luôn 7 vai trong phim. “Sư phụ” Từ Thiếu Hoa cũng diễn vai Đông Hải Long Vương và cha Đường Tăng.

Cảnh hoành tráng trên phim đều được tối giản. Đoàn phim tạo ra các mô hình với kích thước siêu nhỏ.

Những dòng chữ giới thiệu và phụ đề trong phim đều do một nghệ sĩ thư pháp viết tay và chèn vào phim.

Tại Trung Quốc, nhiều đoàn phim bỏ ra hàng chục triệu USD để trả cát-xê cho diễn viên. Họ đầu tư lớn về kỹ xảo, quảng bá rộng khắp, khuếch trương thanh thế. Nhiều tờ báo nước này cho biết nghệ sĩ Hàn đổ xô đến Trung Quốc cũng vì “nguồn thu lớn so với quê nhà”. Thực tế, nhiều đoàn làm phim lại sống cảnh chật vật, vừa quay vừa vượt khó với vô số tình tiết dở khóc dở cười. Phim Bắt cóc hoàng đế về hiện đại được phát trên Letv là dự án như vậy.

Phim về đề tài cung đình nhưng chốn hoàng cung chỉ lèo tèo vài phi tử. Hơn thế, trang phục từ hoàng hậu cho đến các nương nương đều được tối giản, trang sức cũng không có.

Đây là phân cảnh khi hoàng đế dâng mỹ nhân "cống phẩm từ Tây Vực". Cảnh phim này khiến khán giả bật cười. Họ đặt câu hỏi từ khi nào quả chuối cũng thành cống phẩm.

Cấm vệ quân của hoàng đế đếm đi đếm lại cũng chỉ có 7 người.

Tại ngôi chùa của quốc sư, khán giả chỉ biết lắc đầu khi nhìn tới nhìn lui không quá hai tăng sư.

Một hình ảnh cho thấy cả đoàn phim chỉ có chưa đầy 20 người.

Năm 2015, Thái tử phi thăng chức ký tạo nên cơn sốt với lượng người xem cao bất ngờ. Đây cũng là phim được đánh giá “nghèo nhất lịch sử”. Đạo diễn kiêm vai trò biên tập, diễn viên bỏ tiền túi thu âm ca khúc nhạc phim, diễn viên tự trang điểm cho nhau. Thái tử phi thăng chức ký không có đủ kinh phí thuê phim trường. “Ngay cả phim trường hạng trung như Tống Thành (Hàng Châu), chúng tôi cũng không có khả năng. Đoàn làm phim chọn phim trường Tượng Sơn ở tỉnh Chiết Giang. Không ngờ, khi đến nơi, đạo cụ tại phim trường đều đã được di chuyển đến phim trường Hoành Điếm phục vụ cho một dự án khác”, đạo diễn kể lại.

Cảnh Thái tử Tề Thịnh uy nghiêm trong phim là công sức của những nhân viên hậu trường.

Long sàng của Thái tử tại tẩm cung lại chỉ là một tấm phản gỗ thông thường đặt hẳn dưới đất.

Trong phim vì thiếu thốn nên một diễn viên quần chúng được góp mặt ở tất cả các cảnh quay.

Vàng bạc trang sức trong phim đều là đồ nhựa rẻ tiền.

Tại tẩm cung nhưng chỉ có một bối cảnh. Dàn diễn viên đi cùng mẫu dép sandal thay vì giày cung đình.

Bộ kiệu nhỏ hẹp, đệm mỏng tang của thái tử.

Thái tử nói: "Chúng khanh bình thân", nhưng dưới đài chỉ có ba người vào vai quan viên triều đình.

Trong các phim hiện đại nếu thiếu kinh phí, đoàn phim thường sử dụng ảnh trên mạng và ghép bối cảnh. Hoa khôi học đường cùng chân dài là phim mượn 100% các danh thắng thế giới đưa vào cảnh phim.

Võ lâm ngoại sử là phim kinh điển trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc. Nhưng do kinh phí túng thiếu, đoàn phim luôn chỉ quay tại một quán trọ, cả ê-kíp không đầy 20 người.

Trong số những phim nghèo nhất của Trung Quốc không thể bỏ qua Tây du ký 1986. Tây du ký không thuộc các dự án được đầu tư lớn lúc bấy giờ. 25 tập phim được quay trong 6 năm, phải di chuyển khắp 30 tỉnh thành do thiếu phim trường. Đoàn phim lúc đó quay chật vật vì kinh phí 6 triệu NDT (khoảng 20 tỷ đồng) chỉ đủ thuê một quay phim, một máy quay. “Muốn quay 30 tập nhưng ít kinh phí nên đoàn phim cắt giảm còn 25 tập”, Dương Khiết chia sẻ. Có cảnh, đoàn phim không tìm được ngựa trắng nên đành phải sử dụng một chú ngựa đen và dùng sơn trắng “đánh lừa khán giả”. Mỗi lần quay cảnh dưới nước là một lần khổ vì “đạo cụ” bị trôi đáng kể.

Khán giả cũng không lạ việc một diễn viên đóng nhiều vai để tiết kiệm chi phí. Ví dụ, Lý Hồng Xương đảm nhận vai trò phó chủ nhiệm sản xuất phim nhưng kiêm luôn 7 vai trong phim. “Sư phụ” Từ Thiếu Hoa cũng diễn vai Đông Hải Long Vương và cha Đường Tăng.

Cảnh hoành tráng trên phim đều được tối giản. Đoàn phim tạo ra các mô hình với kích thước siêu nhỏ.

Những dòng chữ giới thiệu và phụ đề trong phim đều do một nghệ sĩ thư pháp viết tay và chèn vào phim.

>> Những chuyện kỳ lạ chưa có lời giải của ê kíp Tây Du Ký 1986

Theo Zing.vn