Hữu Mười - Thầy giáo Thứ ("Làng Vũ Đại ngày ấy")
Hữu Mười nổi tiếng với vai giáo Thứ trong "Làng Vũ Đại ngày ấy" và "chết" tên cho đến bây giờ. Theo lời ông, diễn vai chính sẽ thời ấy sẽ nhận đương khoảng 15-20 đồng.
Ông đã làm tại hãng phim VN (nay là Công ty cổ phần một thành viên phim truyện VN) từ năm 1977. Hữu Mười từng được giải Bông Sen Vàng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai thầy giáo Khang, phim "Bao giờ cho đến tháng 10", nhưng đạo diễn mới là nghiệp chính của ông. Năm 1987, ông sang Liên Xô học đạo diễn và thành công gần đây nhất là giải Cánh Diều Vàng cho phim nhựa "Mùi cỏ cháy" do ông đạo diễn.
Nhà văn Kim Lân - Lão Hạc ("Làng Vũ Đại ngày ấy"), Lý Cựu ("Chị Dậu")
Nhà văn Kim Lân vào vai lão Hạc "Làng Vũ Đại ngày ấy" rất đạt bởi vẻ ngoài gầy gò, khắc khổ và cách diễn nhập vai, nhưng ông vẫn thấy gượng ép, chưa hài lòng.
Là cây bút truyện ngắn nổi tiếng, ông còn tham gia một số vai diễn, Lão Hạc, Lý Cựu trong phim "Chị Dậu", thống lý Pá Tra ("Vợ chồng A Phủ")...
Ông nổi tiếng yêu quý vợ mình, hai ông bà lúc nào cũng "dính" lấy nhau dù hay "cãi nhau", khi còn sống, cả 2 thường xuyên dắt tay nhau đi trong công viên. Hoạ sỹ Thành Chương là con trai ông. Ông đã qua đời ở tuổi 87 (2007) sau một thời gian chống chọi với bệnh hen suyễn.
Đức Lưu - Thị Nở
Để vào vai Thị Nở, Đức Lưu đã phải sang Bệnh viện Việt - Đức để làm răng giả. Ít ai biết rằng Đức Lưu là một diễn viên không chuyên, công việc chính của bà là làm đối ngoại tại Thành uỷ Hà Nội và làm công tác đào tạo tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Bà đã từng có một mối tình đẹp với nhà thơ Chính Hữu nhưng hai người chia tay sau một hiểu lầm nhỏ. 24 năm sau ngày Thị Nở ra đời, người chồng gắn bó bên bà bỗng bị đột quỵt, liệt và mất tiếng nói, rồi cũng ra đi sau 5 năm tận tình săn sóc. Bà cũng đã quy y cửa Phật từ năm 2004 tại chùa Yên Tử và được nhận pháp danh Tâm Tịnh Năng, và bằng lòng với cuộc sống hiện tại.
Bùi Cường - Chí Phèo
Để đến với điện ảnh, NSƯT Bùi Cường phải đi “đường vòng”, khi mất chục năm làm cho xí nghiệp cơ điện Hà Nội nhưng vẫn thường xuyên tham gia các vở kịch của thành phố. Năm 1973, Bùi Cường đỗ lớp Diễn viên điện ảnh khoá II.
Để vào vai Chí Phèo, mỗi ngày ông phải bỏ 2 tiếng hoá trang, có lần còn bị bảo vệ không cho vào vì quá xấu. Vai diễn Chí Phèo đã giúp Bùi Cường nhận giải diễn viên xuất sắc nhất trong LHP Việt Nam lần thứ VI.
Vào đầu những năm 1990, phim thị trường xuất hiện, Bùi Cường thử sức mình trong cả việc làm phim lẫn kinh doanh phim và đã đạt nhiều thành công trong các bộ phim nhựa "Người đàn bà không con", "Mái trường yên tĩnh", "Năm ngày trong đời vị tướng"...
Hiện vợ ông đang có cửa hàng áo dài tại Đội Cấn, 2 con gái đã yên bề gia thất. Nếu làm phim ở Hà Nội, ông vẫn đều đặn tham gia đội đá cầu chinh và từng nhận được nhiều huy chương với môn thể thao này.
Mai Châu- vợ Bá Kiến
NSƯT Mai Châu là diễn viên lứa đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam cùng với các gương mặt tiêu biểu khác như Trà Giang, Lâm Tới, Ngô Nam, Hoàng Yến... Gương mặt nghệ sĩ Mai Châu như bị "đóng đinh" với các vai phản diện, đặc biệt là các vai bà phán, bà vợ quan huyện, bà Nghị...
Bà từng muốn đóng vai Thị Nở, nhưng hoá ra đạo diễn Phạm Văn Khoa đã để dành vai vợ Bá Kiến cho mình từ trước.
Ở tuổi "cổ lai hy" nhưng đến nay, lòng yêu nghề, nhớ nghề vẫn khiến người NSƯT khó lòng từ chối những lời mời tham gia các bộ phim dù ngắn hay dài, dù con cháu vì lo cho sức khỏe của bà mà không muốn bà tham gia đóng phim nữa... Cách đây ít lâu, NSƯT Mai Châu đã tham gia vai bà mẹ trong phim truyện nhựa "Bi, đừng sợ" của đạo diễn Phan Đăng Di dành được nhiều giải thưởng trên thế giới.
Lê Khanh - Chị Dậu
NSUT Lê Vân sinh năm 1958, là nghệ sỹ múa trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Tuy nhiên cô bất ngờ bước chân vào con đường nghệ thuật thứ 7 và lập tức dành được thành công trong nhiều bộ phim " Chị Dậu", "Thương nhớ đồng quê", "Đêm hội Long Trì", đặc biệt vai Duyên trong "Bao giờ cho đến tháng 10" đã đem đến cho Lê ân giải Bông sen Vàng tại LHP quốc gia lần thứ 7.
Lê Vân trắc trở đường tình duyên với cả 3 mối tình đều không tròn vẹn, cô chỉ có thể tự hào với thiên chức làm mẹ của mình.
Năm 2006, Lê Vân ra mắt cuốn tự truyện, Lê Vân yêu và sống. Cuốn tự truyện gây nhiều tranh cãi. Lê Vân sống khép kín hơn sau những ồn ào xung quanh cuốn tự truyện
Anh Thái - Anh Dậu (trong phim "Chị Dậu")
NSƯT Anh Thái tốt nghiệp khoá đầu tiên của trường Sân khấu điện ảnh cùng NSND Trà Giang, ông luôn nằm trong số những học sinh đạt điểm cao nhất lớp. Thế nhưng, Anh thái lại cũng là diễn viên có tên tuổi của dòng phim cách mạng đóng nhiều vai phụ nhất.
Đến khi làm phim Chị Dậu, đạo diễn Phạm Văn Khoa cười rồi nói với Anh Thái: “Vai chính (chị Dậu) thì cậu không thể nhận được rồi. Còn lại ba vai thứ sau vai chính, cậu nhận vai nào cũng được”.
Ông cũng thử sức mình trong vai trò đạo diễn, nổi lên đó là bộ phim "Khi vắng bà". Từ khi nghỉ hưu, Anh Thái lại bén duyên với phim truyền hình, từ vai cụ Cần trong "Chạy án", cụ Bảng trong "Lều chõng", và gần đây là hai vai diễn ấn tượng trong "Chủ tịch tỉnh" và "Cầu vồng tình yêu".
Nguyễn Tuân - Chánh Tổng
Sau vai diễn… 3 giây trong phim Cánh đồng ma, nhà văn Nguyễn Tuân có được vai diễn “dài hơi” hơn, thể hiện hình vóc nhiều hơn, đó là vai Chánh tổng trong phim Chị Dậu.
Ông được biết đến là nhà văn của tuỳ bút, xê dịch, với giọng văn vừa hào hoa vừa uyên bác, từng giữ chức Tổng thư ký Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật (HLHVHNT). Ông có cuộc sống hạnh phúc với người vợ hiểu ông từng li từng tí, chiều chuộng những sở thích tinh tế của mình. Ông đã qua đời vì bệnh tim.