Năm 1983, đoàn phim thực hiện quay tập “Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh” ở động Ba Nguyệt thuộc Lãnh Thủy Giang, đó cũng là lần đầu đoàn thực hiện cảnh quay bên trong động. Người ở địa phương trong vùng tưởng có chuyện gì trọng đại lắm nên tỏ ra rất hiếu kỳ, vì vậy lãnh đạo lớn bé sở tại đều kéo đến xem.
Địa điểm quay ở trong động vốn đã nhỏ, người thì lại đông, vì vậy đoàn phim đã yêu cầu người dân không được gây ồn tránh làm ảnh hưởng đến quá trình quay của đoàn. Người dân cũng rất ủng hộ khi đứng gọn vào một phía cho đoàn tác nghiệp. Khi tất cả đã yên tĩnh thì đoàn phim bắt đầu tiến hành quay.
Cảnh quay lúc này là cảnh Bạch Cốt Tinh (Dương Xuân Hà) nhảy bổ vào hút máu thôn nữ (Dương Tuấn) quay hắt ngược lên trên. Vì thế, quay phim phải ôm máy nằm dưới nền đất và hướng máy quay lên trên. Dương Xuân Hà vai Bạch Cốt Tinh từ ngai trên phủ bước xuống, trợn mắt và định bổ nhào về phía thôn nữ đang nằm hôn mê trên mặt đất...
Để quay cảnh này, đạo diễn Dương Khiết yêu cầu tất cả mọi người phải giữ yên lặng tuyệt đối, thở mạnh cũng không được phép. Khi Dương Xuân Hà chuẩn bị nhảy bổ về phía thôn nữ thì bỗng từ trong đám đông đang theo dõi xuất hiện một tiếng “Không” rõ dài và rành rọt. Bởi giọng nói này ở trong không gian lòng hang vắng lặng nên càng làm cho nó trở nên lớn và chói tai. Dương Khiết lúc này bực lắm liền quát lên: “Ai? Không được phép manh động cơ mà”.
Mọi người ai nấy nhìn nhau rồi cùng cười ồ lên và khiến tất cả mọi người trong động cười theo, Dương Khiết càng bực mình: “Ai cho phép cười! Quay tiếp!”, lúc này mọi người mới đành nín nhịn cơn cười.
Dương Xuân Hà đúng là không hổ một diễn viên cao thủ khi lấy lại được tinh thần ngay lập tức sau khi cũng vừa cười theo đám đông và tiếp tục quay lại lần nữa. Đạo diễn Dương phát hiện tay quay phim quay cảnh hướng lên trên nhưng tay có vẻ run run, hóa ra anh này vẫn còn chưa dứt cười: “Quay phim làm cái gì thế? Không được cười!”, Dương Khiết quát to. Không nói thì thôi, vừa nói dứt lời thì quay phim ngồi bật dậy cười và nói: “Không được rồi, tôi thực sự không nín nối cười!”, mặt mũi anh này nước mắt đầm đìa vì cười. Thấy vậy mọi người đang “ngoan” được một lúc cũng hùa cười theo, ngay cả Dương Khiết có la mắng nữa cũng bó tay.
Lúc này, giáo sư Đường Viễn Chi từ Học viện Điện ảnh nhẹ nhàng khuyên Dương Khiết: “Thôi được rồi, cô cho dừng một lúc, cứ để cho mọi người cười cho xong, cười thế này làm sao mà ngăn nổi!”. Nghe vậy, nữ đạo diễn đành cho dừng quay 5 phút: “Nghỉ 5 phút, cho các người cười đủ thì thôi!”, Dương Khiết lên tiếng.
Cuối cùng cảnh quay này cũng quay xong nhưng phải mất đến 20 phút cho mọi người cười thả phanh chỉ vì một từ "Không" của ai đó.
Chuyến bay bão tố định mệnh kinh hoàng
Tháng 4/1987, đoàn phim Tây Du Ký khởi quay tập “Thiên Trúc thụ ngọc thố” ở Vân Nam. Trong tập này, có cảnh hôn lễ giữa ngọc thố và Đường Tăng sẽ được chỉ định quay ở trấn Uyển Đinh, cảnh sắc ở nơi đây vô cùng tươi đẹp và diễm lệ, những trảng cỏ xanh mướt, có cả một cây đa cổ thụ khổng lồ, tán xòe rộng tươi tốt bao phủ lên một khoảnh đất rộng mát rượi.
Cách đó không xa còn có một con sông chảy uốn lượn, có những cây cọ, cây chuối… mang lại cảm giác về cảnh sắc của một vùng nhiệt đới, cảnh sắc của một đất nước khác xa xôi rất phù hợp với những cảnh ở đất nước Thiên Trúc. Dương Khiết đã chọn địa điểm ở đây làm nơi quay ngoại cảnh cho đất nước Thiên Trúc.
Tuy nhiên, Uyển Đinh lại là thị trấn nhỏ nằm sát cạnh đất nước Myanmar, vì vậy giao thông đi lại cũng khá phức tạp, tất yếu phải đi qua Bảo Sơn, nhưng phải đi từ Côn Minh mới tới được Bảo Sơn và chỉ có cách đi máy bay, bởi thời gian đi bộ khá lâu, đường lại khó đi. Trong khi đi máy bay thì một tuần chỉ có một chuyến mà vé lại đắt. Vì vậy đoàn đã liên lạc tới bộ đội địa phương.
Ở Côn Minh có đơn vị không quân đóng tại đây, Dương Khiết liên lạc với lãnh đạo của đơn vị không quân này và yêu cầu được giúp đỡ. Phía không quân đã hết sức nhiệt tình khi đồng ý điều động máy bay vận tải đưa cả đoàn đến Bảo Sơn, đồng thời còn hỏi thời gian nào quay trở lại sẽ cho máy bay tới đón. Tuy nhiên, máy bay tương đối nhỏ nên một chuyến không thể chở hết nhân lực vật lực của đoàn, phải bay 2 chuyến mới có thể chở hết.
Tối ngày 15/4, đoàn phim và các đồng chí đơn vị không quân tổ chức buổi liên hoan. Tối hôm đó, 4 người thầy trò Đường Tăng đều tham gia biểu diễn, Lý Linh Ngọc (thể hiện vai công chúa Thiên Trúc/ngọc thố tinh) cũng hát tặng mọi người và được các đồng chí bộ đội ở đây nhiệt liệt hưởng ứng hoanh nghênh. Ngày 16/4, đoàn quay xong cảnh thầy trò Đường Tăng tại “chùa Bố Kim Thiền” và gặp công chúa thật ở Côn Minh. Đến ngày 17/4, cả đoàn lên máy bay vận tải của phía không quân trở về Bảo Sơn.
Dương Khiết còn nhớ thời gian năm 1946 khi bà lần đầu xa nhà, cha của bà tiễn bà đi Diên An, từ Trùng Khánh tới Diên An cũng được đi máy bay vận tải, vì là lần đầu được đi máy bay nên bà nhớ rất lâu. Máy bay trống trơn ở giữa, hai bên có chỗ dựa lưng đối diện nhau, hơn chục người cùng túm tụm trên máy bay và nôn tháo. Tuy đi máy bay nhiều lần nhưng lần này có lẽ là lần có một không hai với Dương Khiết, loại máy bay vận tải này khi đó chuyên dùng để vận chuyển người bị thương từ Việt Nam sang, bên trong vẫn còn vương vết máu tươi và xếp đầy cáng cứu thương, khi đó Dương Khiết cũng phải ngồi trên những chiếc cáng cứu thương xếp trên máy bay.
Ngày 27/4, đoàn phim hoàn thành quay xong cảnh hôn lễ với đông đủ diễn viên quần chúng và các cảnh quay khác như kế hoạch và chuẩn bị trở lại Bảo Sơn. Phía không quân dặn đoàn đúng giờ đến đón và cho biết thời tiết hôm đó có chút thay đổi, hy vọng mọi người sớm khởi hành trước khi thời tiết có biến động. Đến ngày 28, hai chuyến bay sẽ chở đoàn về Côn Minh, Dương Khiết đi chuyến đầu tiên, khi đó trời chỉ hơi âm u một chút và đến chiều thì tới Côn Minh. Máy bay nạp dầu để quay lại người còn lại trong đoàn. Thế nhưng trời bắt đầu nổi gió, sấm chớp giật đùng đùng, mưa như nước đổ.
Dương Khiết cùng các thành viên lo lắng bất an, không biết mọi người đã lên máy bay chưa hay đang trên không trung?... Bữa cơm tối đã được dọn và mọi người cũng đành ăn trước nhưng nuối chẳng trôi vì không biết mọi việc thế nào. Cuối cùng thì một chiếc xe lớn đã trở những người còn lại từ sân bay đến. Ai nấy đều mừng vui khôn tả, nhiều người vẫn còn thất thần sau cơn cuồng phong, nhiều chị em vẫn còn run rẩy, vừa gặp nhau như muốn khóc òa, cánh đàn ông ai nấy đều hoảng hồn kinh hãi.
Theo lời kể lại của những thành viên trên chuyến bay đó kể lại cho biết, khi máy bay cất cánh được một lúc thì mây đen vần vũ kéo đến như trực muốn mưa ngay lập tức. Viên phi công điều khiển máy bay là ủy viên chính trị của đại đội phi hành bay, một phi công đầy kinh nghiệm: “Hôm nay nếu phải gấp thì phải lập tức bay ngay tranh thủ trười còn chưa mưa để trở lại Côn Minh”, phi công nói với đoàn. Sau khi cất cánh thì mưa bắt đầu rơi, máy bay phải bay lên khỏi tầng mây để tránh bị mưa, bên trên trời đen kịt, sấm giật, chớp loang loáng. Nếu máy bay bay phía dưới những đám mây đó thì thế nào cũng bị sét đánh trúng.
Mọi người có mặt trên máy bay lúc đó đều kinh hãi và lo sợ, thư ký trường quay Vu Hồng (vợ Kim Lai sau này) bất giác ôm chặt lấy một nhân viên kỹ thuật đứng cạnh khiến cánh tay của anh này tím bầm, trong khi thư ký trường quay thứ hai là cô Mã Lệ Châu lại cảm giác lần này mình không còn cơ hội sống trở về nữa. Một nhân viên thiết kế mỹ thuật thì chạy tới bên cạnh phi công hỏi: “Trên máy bay có dù để nhảy xuống không?”. Có người thì khóc, người thì nôn tháo… Thế nhưng viên phi công vẫn hết sức bình tĩnh, bằng kinh nghiệm của mình anh vẫn tiếp tục điều khiển máy bay thẳng hướng Côn Minh. Lúc đó anh này cũng không còn lựa chọn nào khác bởi sân bay Bảo Sơn quá nhỏ, đường băng lại ngắn, nếu có quay lại cũng không còn đủ dầu.
Ngoài ra còn có một sân bay khác gần cạnh đó nhưng lại thuộc lãnh thổ Việt Nam, một sân bay của phía Việt Nam. Thời gian này chiến tranh Việt – Trung vẫn đang diễn ra vô cùng ác liệt vì vậy không thể hạ cánh ở đây được, chỉ còn cách vượt phong ba bão táp hướng về phía Côn Minh.
Khi máy bay đến được Côn Minh nhưng trời vẫn đổ mưa tầm tã, xung quanh vẫn tối sầm, không thể nhìn ra được đâu là sân bay, đâu là đường băng để hạ cảnh. Máy bay bay vòng mấy vòng liền vẫn không tìm ra đường băng, nếu không hạ cánh mà dầu hết thì cũng không xong. Nhân viên hoa tiêu khi đó đã bật cửa sổ cabin bên cạnh và nhoài người ra quan sát, trong cơn giông nhưng may mà vẫn còn quan sát được đường băng ở vị trí nào.
Cứ như vậy, trong cơn mưa tầm tã, phi công mơ hồ hướng theo đường băng mờ mờ ảo ảo mà lao xuống theo cảm giác. Trong thời khắc gang tấc giữa sự sống và cái chết, máy bay may mắn đã trở về mặt đất an toàn. Nhiều thành viên lúc đó rớt nước mắt vì mừng vui như vừa dưới địa ngục trở về, mọi người vây quanh phi công bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc.
Phi công và hoa tiêu đều là những người cùng chung trải nghiệm đáng nhớ trên đã nói với các thành viên đoàn Tây Du Ký: “Tình huống này chúng tôi rất hiếm khi gặp phải, may mắn như thế này là nhờ vào vận may của tất cả mọi người. Chúng ta nên cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm”. Tấm ảnh chụp tập thể nhân viên đoàn phim và viên phi công với bối cảnh phía sau là bầu trời vẫn mưa tầm tã, đến bây giờ bức ảnh này đã trở thành một kỷ vật vô cùng quý báu. Dương Khiết cho rằng, đoàn phim cũng giống như thầy trò Đường Tăng trên đường đi lấy kinh và gặp phải chín chín tám mốt kiếp nạn mới lấy được chân kinh.