Cướp biển vùng Caribe – Nơi tận cùng thế giới: 341,8 triệu đô la
“Nơi tận cùng thế giới” là phần 3 của loạt phim bom tấn phiêu lưu giả tưởng “Cướp biển cùng Caribe”. Không chỉ là một trong những bộ phim thống trị các phòng vé toàn cầu, “Nơi tận cùng thế giới” còn là siêu phẩm đắt giá nhất mọi thời đại với kinh phí sản xuất bộ phim lên tới 341,8 triệu đô la.
Nội dung của bộ phim xoay quoanh cuộc chiến cứu nguy cho cướp biển toàn thế giới khỏi nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn bởi Davy Jones cùng chiếc Flying Dutchman . Nổi bật lên trong phần 3 là cuộc chiến gay gắt giữa cái thiện và cái ác, những phút sinh tử cận kề của các nhân vật góp phần tăng kịch tính cho phim. Dài gần 170 phút, “Nơi tận cùng thế giới” thực sự hút mắt khán giả với kịch bản hấp dẫn, hiệu ứng đặc biệt, đại cảnh hoành tráng và dàn minh tinh Hollywood.
Nổi bật trong phần này còn là sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật với quốc tịch khác nhau nổi bật trong đó là Châu Nhuận Phát đại diện của châu Á. Cuối cùng là đại cảnh nơi tận cùng thế giới được xây dựng vô cùng đặc sắc.
Nữ hoàng Cleopatra – 339,5 triệu đô la
Bộ phim “Nữ hoàng Cleopatra” được coi là một phim siêu kinh điển, một bộ phim mà bất cứ người say mê điện ảnh nào cũng biết và được đem làm giáo trình chuẩn mực trong các trường điện ảnh trên toàn thế giới. Và đây cũng là một trong những bộ phim hao tốn tiền của nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới.
“Nữ hoàng Cleopatra” là bộ phim được hư cấu từ nhân vật nữ hoàng Ai Cập của đạo diễn Joseph L. Mankiewicz với sự tham gia diễn xuất của nữ minh tinh màn bạc Elizabeth Taylor.
Chính điều này đã đưa đến sự thành công rực rỡ cho bộ phim và nắm trong tay nhiều cái nhất tính đến thời điểm khi mà bộ phim xuất hiện: Phim được xây dựng với kinh phí tốn kém nhất. Phim quy tụ nhiều diễn viên huyền thoại, nhiều giải đề cử. Phim có kĩ xảo hay nhất (tính đến 1963) và ngay cả đến nay chúng ta khi xem lại vẫn còn choáng bởi sự hoành tráng và lộng lẫy của siêu tác phẩm này. Đây có thể nói là một bộ phim sống mãi với thời gian, không phải vì nó nói về một người đàn bà vĩ đại trong lịch sử nhân loại mà bởi vì tính nghệ thuật và cách giàn dựng luôn để lại trong người xem những tò mò và thắc mắc.
Titanic – 294,3 triệu đô la
Với kinh phí 294,3 triệu đô la cùng hiệu ứng đặc biệt của nó mang lại, “Titanic” thực sự trở thành một hiện tượng của nền công nghiệp điện ảnh thế giới. Không chỉ thành công về mặt doanh thu và chuyên môn, “Titanic” còn là câu chuyện tình bi kịch lãng mạn xen lẫn yếu tố lịch sử, đã đánh cắp trái tim của hàng triệu người trên thế giới.
Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của các ngôi sao điện ảnh Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai nhân vật chính cùng làm nên chuyện tình đẫm nước mắt của chàng Jack và nàng Rose.
Người nhện 3 (Spider man 3) – 293,3 triệu đô la
“Người nhện 3” là bộ phim siêu anh hùng được sản xuất năm 2007. Với kinh phí 293,3 triệu đô la, nó đã trở thành bộ phim tốn kém nhất trong 3 phần của “Người nhện”.
Bộ phim đã giúp người người xem mãn nhãn với những kỹ xảo tuyệt đẹp. Cơn lốc xanh đỏ và hình ảnh thoăn thoắt của người nhện đã giúp mang về cho hãng phim doanh thu kỷ lực và khẳng định sức hút của các siêu anh hùng.
Công chúa tóc mây (Tangled) – 281,7 triệu đô la
281,7 triệu đô la là số tiền khổng lồ đã được đổ vào bộ phim “Tangled” và đã thống trị phòng vé toàn cầu năm 2010.
Tangled là một bộ phim hoạt hình dựng trên máy tính của Mĩ có yếu tố nhạc kịch và hài hước, được sản xuất bởi Walt Disney Animation Studios và phát hành bởi Walt Disney Pictures. Đó là một phim hoạt hình thứ 50 trong series phim hoạt hình cổ điển của Walt Disney.
Lấy ý tưởng từ câu truyện cổ tích Rapunzel của anh em Grimm về một cô gái có mái tóc dài thướt tha, sống trên một tòa tháp không có đường vào ngoài chiếc cửa sổ, Rapunzel được xem như là nàng công chúa đẹp và được yêu thích nhất của Disney, khá dịu dàng và cũng rất nóng tính. Với phong cách nghệ thuật mới lạ nhờ sự hoà quyện của cả công nghệ tái tạo hình ảnh bằng máy tính (CGI) và công nghệ hoạt hình truyền thống, và sử dụng cả công nghệ tạo hình ảnh phi thực tế để gây ấn tượng cho các bức hình nên đã đẩy kinh phí bộ phim lên tới con số khổng lồ.