Công việc in ấn cũng nhận được rất nhiều ưu đãi và trợ giúp của anh giám độc Lô của xưởng in tại Hồng Kông, việc dịch văn tự từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Anh trên áp phích được miễn phí. Hơn nữa việc in ấn cũng tiến hành hết sức nhanh gọn, chẳng mấy chốc đã giao đầy đủ cho Dương Khiết vào dịp tháng 3/1987. Tổng cộng chi phí cho việc in ấn không hết là bao khi vẫn còn thừa đến 1.800 HKD (khoảng 4,9 triệu đồng hiện tại), đồng thời được giám đốc Lô gửi trả không thiếu một xu. Dương Khiết lại mang số tiền thừa trả lại cho trung tâm sản xuất phim của CCTV.
Những tập tranh ảnh, sách ảnh in đều vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Dương Khiết liền đem đến đưa cho đài và các bộ phận ở trung tâm sản xuất phim của CCTV, số còn lại bà mang về để lại ở đoàn. Đúng là những tranh ảnh này đã phát huy tác dụng đáng kể. Mỗi nơi đoàn phim đi qua đều mang từ hai đến bà thùng đựng tranh dùng làm quà “quan hệ” cho các địa phương, vừa làm quà lưu niệm bán cho công chúng, khán giả tại nơi đoàn phim thực hiện bấm máy. Giá mỗi bức khi đó là 1 tệ, tiền bán được thu về giao cho kết toán thu và giao cho cấp trên của đoàn, phần thì để cải thiện chút đồ ăn tươi cho anh em trong đoàn.
Những bức tranh này của đoàn phim được người hâm mộ đón nhận và thích thú vô cùng, thường bán một lúc đã hết veo, đúng là bán đắt như tôm tươi. Vốn đoàn muốn sử dụng những bức tranh in để thu hút và gây sự chú ý cho người hâm mộ, tránh tình tràng tắc nghẽn tại nơi đoàn thực hiện quay phim. Ai dè chính việc làm này khiến đoàn gặp không ít phiền phức. Người hâm mộ mua tranh rồi nhưng cảm thấy còn chưa đủ, mọi người còn vây kín thành viên đoàn là những diễn viên chính của phim để xin chữ ký. Mặc dù đoàn ai nấy lấy làm hết sức phẩn khởi, cứ hễ rảnh là liền ký tặng người hâm mộ.
Ví dụ ở danh thắng Cửu Hoa sơn, khi đoàn quay xong và chuẩn bị lên đường thì bị một lượng lớn khách du lịch tại đây, bao gồm phần lớn các sinh viên đại học ở những nơi khác đến du lịch, họ đi cả ngày tới tối thì đến nơi nên không gặp đoàn phim. Sang ngày thứ hai gặp đúng lúc đoàn chuẩn bị lên xe thì bị họ chặn ngay ở cổng chính đòi mua tranh. Khổ nỗi sau khi mua tranh xong thì lại đòi xin chữ ký cho bằng được. Chưa hết, mua tranh, xin chữ ký rồi lại muốn chụp ảnh lưu niệm cùng diễn viên, chính vì vậy đã làm mất không ít thời gian của cả đoàn.
Niềm vui là vậy, nhưng số tiền 3 triệu tệ về sau đã bắt đầu khiến đoàn lo lắng bởi vật giá ngày một tăng mạnh, như vậy khó lòng hoàn thành được toàn bộ các tập phim với số tiền này. Mọi thứ đã bắt đầu trở nên đắt đỏ hơn, một số danh thắng đã đi vào kinh doanh, thương mại hóa du lịch, điều này dẫn đến việc phải chi trả vé vào cho đoàn phim. Như vậy là giá trị đồng tiền giờ đây đã không còn như trước nữa, duy chỉ có mỗi thù lao của anh em trong đoàn là vẫn giữ nguyên, vẫn ở mức 90 tệ (khoảng 305.000 đồng hiện nay) là cao nhất cho mỗi ngày quay, mức thấp nhất là 30 tệ (102.000 đồng). Như thế tổng cộng tiền cho toàn bộ quá trình quay không thể đủ trả lương cho anh em trong đoàn.
Dương Khiết cũng nhận ra những vấn đề sẽ hiển hiện ra trước mắt, phim chưa kịp quay xong nhưng tiền thì chẳng mấy đã hết, khó khăn chồng chất khó khăn. Trước đây chỉ cần 3 triệu tệ có thể quay xong 15 tập trong vòng 3 năm, giờ thì may chỉ trụ được đến năm thứ hai với khoảng 10 tập. Phía đài thì thắt chặt kinh tế, thời gian lại không cho phép. Việc đã đến nước này, đạo diễn Dương không thể không cất công đi tìm tài trợ lần nữa. Chính điều này dẫn Dương Khiết đưa ra quyết định hết sức đau lòng khi phải cắt bỏ 5 tập, chỉ còn giữ lại 25 tập.
Vấn đề biết bỏ 5 tập nào? Suy đi tính lại cuối cùng cũng quyết định bỏ là Gặp nạn ở Thông Thiên hà, Mỹ Hầu Vương thật giả, Thu phục yêu trâu xanh, Cứu nạn Tiểu Nhi thành và Bị chặn núi Sư Đà.
Dương Khiết đã phải lấy hết sức bình sinh để bỏ đi 5 tập phim trên, điều làm bà hết sức tiếc nuối và day dứt. Trong thâm tâm nữ đạo diễn đã nghĩ nhất định trong tương lai dù có bao lâu đi nữa sẽ phải quay bổ sung cho hoàn thiện khi có đủ kinh phí.
Và đúng như mong ước của nữ đạo diễn Dương, 5 tập bần cùng phải cắt bỏ dã được bà ấp ủ và sau hơn 20 năm sau bà mới lại có điều kiện để quay tiếp. Năm 1998 - 1999, Dương Khiết đã gộp các thành viên từng tham gia phần 1 cuả Tây Du Ký để dựng nốt 5 tập bị lỡ dở. Tuy nhiên Dương Khiết đã viết thêm kịch bản và cho ra đời thêm 14 tập phim với tổng cộng 16 tập bổ sung cho những chuyện trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh mà phần một chưa thâu tóm được hết hết. Năm 2000 thì phần 2 được lên sóng ra mắt công chúng.
Phần 2 của phim lấy bối cảnh thầy trò Đường Tăng trở về Trường An và kể lại lần lượt những khó khăn, trắc trở do yêu ma quỷ quái quấy nhiều trên đường đi cho vua Đường Thái Tông nghe. Đạo diễn Dương Khiết đã đặt tên cho trọn bộ 16 tập phim sau là Tây Du Kí tục biên (Nghĩa là Tây Du Ký phần tiếp theo). Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều khán giả thì phần 2 của Tây Du Kí không hấp dẫn bằng phần một. Ý kiến khán giả cho rằng nội dung phần 2 không cô đọng, lạm dụng kĩ xảo. Yếu tố nhạc phim cũng như tạo hình nhân vật không thực sự hấp dẫn, diễn viên già đi nhiều đã khiến cho phim không còn cái hồn vốn có của trước đây. Có lẽ phim không thành công còn do cái bóng của phần một quá lớn. Âm nhạc sử dụng cho phần hai cũng là nguyên nhân thất bại cho phim, nếu như phần một, âm nhạc đã khiến cho phim thành công thì chính phần hai, âm nhạc đã được thay mới hoàn toàn.