Cùng điểm lại một số phim có chung một nỗi oan ức như thế:
All Quiet on the Western Front bị cấm chiếu ở Đức Giành được hai giải quan trọng là Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất trong số 4 đề cử tại giải Oscar, thế nhưng, All Quiet on the Western Front, bộ phim kể về một quân nhân Đức bị vỡ mộng khi phát hiện ra tính chất phi nghĩa của Thế chiến I vẫn bị ngừng chiếu tại Đức.
Thật ra, bộ phim khi đó vẫn được phép ra rạp ở Đức nhưng người ta đã âm thầm thả chuột vào trong rạp chiếu phim để dọa người xem và chỉ một thời gian ngắn sau thì phim ngừng chiếu. Còn tại Ý, phim cũng bị cấm chiếu cho tới tận năm 1956 nước này mới dỡ bỏ lệnh cấm. Cleopatra bị “tẩy chay” Ai Cập tẩy chay Cleopatra từng giành được 9 đề cử tại giải Oscar và rinh về 4 giải, trong đó có cả đề cử ở hạng mục quan trọng như Phim hay nhất. Tuy vậy, phim bị cấm chiếu tại Ai Cập và nhiều rạp chiếu của Mỹ vì những lý do “không mấy liên quan”. Ai Cập cho rằng nữ diễn viên Elizabeth Taylor, người vào vai Nữ hoàng Cleopatra là một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái còn các tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Mỹ lại cho rằng tư cách đạo đức của cặp diễn viên chính trong phim là quá tồi tệ, vì vậy, phim cần phải bị tẩy chay.
Việc nam diễn viên Richard Burton phải lòng nữ diễn viên Elizabeth Taylor trên phim trường và ngay lập tức ly hôn vợ để kết hôn với Taylor khi đó bị cho là một hành động vô đạo đức, không thể chấp nhận đối với những người sùng đạo. Brokeback Mountain bị cấm chiếu ở Ả Rập Bộ phim về đề tài đồng tính của đạo diễn Lý An từng giành được 8 giải ddeedf cử và rinh về ba tượng vàng oscar ở những hạng mục quan trọng Đạo diễn xuất sắc nhất, kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, nhạc phim hay nhất.
Bộ phim còn ẵm luôn giải Phim hay nhất (thể loại chính kịch), kịch bản xuất sắc nhất, bài hát chủ đề hay nhất cũng như quả cầu vàng 2006 tại LHP Venice 2005. Thế nhưng, vì cho rằng phim đã phá hoại những giá trị đạo đức xã hội mà cả Trung Quốc và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập khi đó đã cấm chiếu bộ phim này. Avatar bị cấm chiếu ở Trung Quốc Dù là bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại nhưng Avatar vẫn không thể thoát khỏi những tranh cãi lùm xùm. Bộ phim từng được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất tại giải Oscar cũng bị cấm chiếu ngoài rạp Trung Quốc vì nội dung phim bị cho là gây kích động bất ổn và có thể gây bất lợi cho một số chính sách của nước này. Thành Long cũng lận đận Với kinh phí đầu tư lên đến 200 triệu USD cùng với sự góp mặt của các ngôi sao Phạm Băng Băng, Ngô Ngạn Tổ… Đại náo Shinjuku của Thành Long từng bị hoãn chiếusuốt một thời gian dài vì có quá nhiều cảnh bạo lực.
Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa khiến Đại náo Shinjuku bị đưa vào danh sách đen là do đề cập đến cuộc sống của dân tị nạn Trung Quốc tại Nhật - vấn đề được xem là nhạy cảm với giới cầm quyền Trung Quốc. Khi lên lịch công chiếu ở Hồng Kông, bộ phim thậm chí còn bị xếp loại IIB, hạn chế thanh thiếu niên đến rạp. Phim của Phạm Băng Băng cũng vào danh sách đen Đoàn làm phim Lạc lối ở Bắc Kinh (Lost in Beijing) và Phạm Băng Băng bị đưa vào danh sách đen cấm chiếu. Bộ phim bị cấm chiếu vì có quá nhiều cảnh quan hệ tình dục chi tiết. Trong Lạc lối ở Bắc Kinh, Phạm BăngBăng đóng vai Lưu Bình, một phụ nữ thuộc tầng lớp lao động, đã có chồng và làm việc tại mộttrung tâm massge. Trong một lần uống say, Lưu Bình đã bị ông chủ cưỡng hiếp, tuy nhiên, thay vì chống cự thì cô nàng lại buông xuôi, để mặc cho ông chủ muốn làm gì thì làm.
Tình tiết này khi lên phim đã gây không ít tranh cãi. Nhiều người phản đối vì cho rằng bộ phim đã làm xấu hình ảnh đoan trang, hiền thục vốn có của phụ nữ Á Châu. Hàn Quốc phẫn nộ vì phim cấm chiếu Từng là chủ nhân của Sư tử vàng cho phim hay nhất tại LHP Venice 2012 cho bộ phim Pieta và làm mưa làm gió với Xuân Hạ Thu Đông rồi lại Xuân, nhưng đạo diễn tài năng Kim Ki Duk vẫn có ngày phải nhận bản án “chiếu hạn chế”, đồng nghĩa với việc phim không được phát hành trong nước cho bộ phim Moebius. Lý do Hội đồng kiểm duyệt văn hóa đưa ra là vì phim của có ảnh hưởng xấu đến xã hội: “Trong nội dung và phương thức thể hiện, phim có những nội dung độc hại đối với thanh thiếu niên trong phần chủ đề, tính bạo lực, kinh dị, sự vi phạm về thuần phong mỹ tục. Phim có cách thể hiện phi đạo đức, trái xã hội khi miêu tả quan hệ tình dục trong cùng huyết thống”.
Ngay khi bộ phim Moebius bị cấm chiếu tại Hàn, đạo diễn Kim Ki Duk đã viết đơn kiến nghị. Trong đó, ông bày tỏ suy nghĩ về “đứa con tinh thần” của mình: “Trong thời đại này có vô số những sự việc và nỗi đau nảy sinh do dục vọng và giới tính. Thông qua bộ phim Moebius tôi muốn đặt dấu chấm hỏi về cái sự đời ấy”. Hành động này đã gây nên một làn sóng tranh luận mạnh mẽ. Rất nhiều người đồng tình với ông khi cho rằng tại sao trước đó bộ phim đã bán được bản quyền rất nhiều tại thị trường mua bán phim ở LHP Cannes mà người dân Hàn Quốc là “nước mẹ đẻ” của phim này lại không thể xem? Xích Lô: Vụ án oan của điện ảnh Việt Xích lô mô tả cuộc sống Sài Gòn vô cùng trần trụi và bạo liệt. Cái nhìn dữ dội và cách thể hiện đặc sắc, ngôn ngữ điện ảnh phong phú cùng dàn diễn viên diễn xuất đồng bộ đã mang đến danh tiếng quốc tế cho Xích lô và Trần Anh Hùng.
Bộ phim thành công vạng dội khi giành giải thưởng danh giá Sư tử vàng cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice (Italy) 1995.
Lần đầu tiên một đạo diễn người Việt Nam còn rất trẻ, một phim về Việt Nam hiện tại, làm tại Việt Nam với các diễn viên Việt Nam được một giải thưởng vào loại danh giá nhất của điện ảnh thế giới. Phim còn giành Giải Phim hay nhất tại LHP Quốc tế Flanders (Vương quốc Bỉ) năm 1995. Thời điểm đó, việc phim bị cấm chiếu đã gây nên nhiều phản ứng trong nội bộ giới chuyên môn điện ảnh. Đã 18 năm trôi qua và giới chuyên môn vẫn cho rằng việc cấm chiếu Xích Lô là một bản án oan của làng điện ảnh Việt Nam cho một đạo diễn tài năng xuất chúng như Trần Anh Hùng.