PHIM NHẠC » Toàn cảnh

Phì cười trước lỗi phim 'Cẩm Tú Duyên' của Huỳnh Hiểu Minh (P3)

Thứ ba, 12/05/2015 20:48

Lỗi phim 'Cẩm Tú Duyên' do tài tử Huỳnh Hiểu Minh đóng đã khiến nhiều người bật cười. Hầu hết các lỗi phim 'Cẩm Tú Duyên' đều là sai lệch về thời gian.

Lỗi phim "Cẩm Tú Duyên" mắc phải nhiều nhất là về thời gian. Ở đây ghi là Dân quốc năm thứ 33, tức là năm 1944, trong khi thời đểm bộ phim là 1932

Chú ý vị trí hai cô gái ôm nhau. Lúc đầu họ ở rất gần cây to, góc máy khác đã cách xa gốc cây. Ở góc máy tiếp theo, hai người lại ngồi gần đường viền, với ô gạch rất to, trong khi hai cảnh trước đang ngồi giữa những ô gạch nhỏ.

Biển số xe của Tả Chấn (do Huỳnh Hiểu Minh đóng) là 0089. Lúc sau biển xe lại chuyển thành 0078

Cẩm Tú cầm dao có ý định giết Tả Chấn, dao đã được cầm ngược chiều ban đầu

Trên hợp đồng ghi là năm Dân quốc thứ 31, tức là năm 1942 trong khi thời đểm trong phim là năm 1932, sai lệch tới 10 năm

Bức ảnh bị vỡ, nhưng các mảnh vỡ vẫn nằm nguyên trên khung, không hiểu sao một lúc sau đã rơi ra ngoài.

Thời gian trong phim là năm Dân quốc thứ 21, tức là năm 1932. Nhưng tờ báo lại ghi thời gian là năm Quốc dân thứ 20

Những chai rượu có mã vạch là không hợp lý ở thời Dân quốc

Đồng hồ hãng QUARTZ đến năm 1967 mới xuất hiện. Trong khi bối cảnh phim là năm 1932

Khung hình lộ camera và chân máy

Chú ý viên gạch đá trước mặt Minh Châu, dù không ai đi qua vẫn bị dựng đứng lên từ lúc nào

Cô gái mặc váy tím đóng vai quần chúng này liên tục đi xuống cầu thang tới 3 lần trong một cảnh quay

Bức thư gửi Minh Châu, bên ngoài phong bì là loại chữ viết trên máy tính thời kỳ đầu. Trong bức thư lại là chữ phồn thể với kiểu chữ khiến mọi người toát mồ hôi hột khi đọc

Nhân vật quần chúng này tiếp tục xuất hiện quá nhiều lần trong phim

Tờ giấy mà Tả Chấn cầm là về giao dịch vật phẩm, nhưng anh chàng lại nói rằng đây là hạng mục về trường đua ngựa

Thêm một lỗi sai kinh điển về lịch sử thời kỳ Dân quốc. Tờ gấy do Cẩm Tú viết vào năm Dân quốc thứ 34, tức là năm 1945 đã là sai so với mốc thời gian của phim là năm 1932. Không chỉ thế, nếu tính sau đó cô được Vương Đại Ca cứu và 2 năm sau về Thượng Hải, đã là năm 1947. Lúc này kháng chiến đã sớm dành thắng lợi, lấy đâu ra quân Nhật Bản?

Trung Kien (Theo Giadinhvietnam.com)