PHIM NHẠC » Toàn cảnh

Sau 20 năm gây sốt, 'Hoàn Châu cách cách' bị tố bóp méo, xuyên tạc thơ ca

Chủ nhật, 05/03/2017 11:44

Một nhà thơ nổi tiếng cho rằng, khán giả đã sai lầm khi đánh giá cao những lời thơ trong phim 'Hoàn Châu cách cách'.

Rất nhiều bộ phim truyền hình ăn khách, nổi tiếng trên màn ảnh nhỏ đều có bối cảnh nhà Thanh (Trung Quốc), có thể kể đến như Hí thuyết Càn Long, Khang Hy vi hành, Tể tướng Lưu gù, Vương triều Ung Chính, Hoàn Châu cách cách, Tân Nguyệt cách cách, Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam, Hiếu Trang bí sử, Lộc đỉnh ký hay gần đây là Cung tỏa tâm ngọc, Bộ bộ kinh tâm, Hậu cung Chân Hoàn truyện, Thâm cung nội chiến (TVB), Thanh cung tuyệt luyến, Thâm cung điệp ảnh… Không ít người nói đùa, lịch sử 300 năm của triều đại nhà Thanh đã có công giúp cho các nhà sản xuất phim hốt bạc.

Các diễn viên chính trong phim Hoàn Châu cách cách

Mặc dù Cục điện ảnh - truyền hình Trung Quốc từng có lệnh hạn chế đề tài nhà Thanh nhưng các nhà làm phim vẫn thích khai thác "mỏ vàng" này bằng cách chuyển thể những tác phẩm văn học mạng vượt thời gian, tạo thành dòng phim thần tượng hậu cung hấp dẫn khán giả trẻ. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã than thở khi xuất hiện đều đặn những bộ phim mấy chục tập lấy cớ lịch sử, đặc biệt là triều đại nhà Thanh để kể những câu chuyện hư cấu vô thưởng vô phạt.

Mới đây, tại sự kiện Đại hội thơ Trung Quốc, nhà cố vấn Lý Định Quảng cho rằng, tác giả Quỳnh Dao đã xuyên tạc thơ nhưng lại được xưng tụng tài ba. Theo lời ông, xuyên suốt tác phẩm có không ít lời thơ do nữ sĩ trích dẫn từ Kinh Thi hoặc điển tích danh ngôn: "Tuy nhiên, phần trích dẫn lại không đúng. Cả một thế hệ khi xem phim, đọc thơ đã đọc sai so với nguyên gốc".

Câu thơ của nhân vật Hạ Tử Vy bị tố xuyên tạc nhiều

Cụ thể, ông dẫn chứng khi Hạ Tử Vy (Lâm Tâm Như) làm thơ tặng Nhĩ Khang có câu nói: "Sơn vô lăng, thiên địa hợp, thiếp vẫn yêu chàng" (với ý: Núi có mòn, trời đất hài hòa) đã dùng từ "lăng" với hàm ý khác. Ngoài ra, còn có câu "Hỏi nhân gian tình là gì" đã bị Quỳnh Dao đổi thành: "Hỏi thế gian, tình ái là chi". Câu thơ bị chỉnh sửa này còn trở thành lời thoại kinh điển của Lý Mạc Sầu trong Thần điêu đại hiệp. Ông Lý Định Quảng nhận xét: "Cuối cùng không hiểu các em học Trung học, Đại học khi đó ngâm nga thơ trong Hoàn Châu cách cách có biết đã đọc sai hết hay không? Thật là sai lầm tai hại".

Bên cạnh những người ủng hộ ông Lý Định Quảng, cũng không ít khán giả lập luận, phim ảnh là một sản phẩm thương mại, giải trí nên rất cần sự sáng tạo, hư cấu để cho lịch sử mềm mại, dễ cảm thụ. Nếu cả bộ phim chỉ nói chuyện triều chính, chắc chắn người ta sẽ không xem và sau đó, chẳng có nhà đầu tư nào dám bỏ tiền sản xuất phim.

>> Ảnh tai nạn khi 'Hàm Hương' Lưu Đan qua đời vừa công bố

M.S (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới