PHIM NHẠC » Toàn cảnh

So sánh tạo hình nhân vật trong 3 phim 'Tây du ký': Phiên bản 1986 có đỉnh nhất?

Thứ ba, 04/07/2017 14:48

'Tây du ký 1986' tuy được thực hiện trong điều kiện thiếu thốn nhưng vẫn có tạo hình nhân vật ấn tượng. Cùng so sánh 3 phiên bản để thấy bản phim năm 1986 là đỉnh nhất.

"Tây du ký" phiên bản năm 1986 tuy được sản xuất khi còn nhiều hạn chế về kinh phí và kỹ xảo nhưng vẫn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem, trở thành phim truyền hình kinh điển trên màn ảnh Hoa ngữ. Một trong những dấu ấn đặc biệt của phiên bản này chính là tạo hình nhân vật. Ngay cả hai bộ phim "Tây du ký 2" và "Ngô Thừa Ân và Tây du ký" được quay sau này cũng không thể bì được với phiên bản năm 1986 về mặt tạo hình.

Tên tuổi Lục Tiểu Linh Đồng gắn liền với vai diễn Tôn Ngộ Không. Bên cạnh bộ phim "Tây du ký 1986", ông còn thể hiện vai Tôn Ngộ Không trong "Tây du ký 2" và "Ngô Thừa Ân và Tây du ký". Trong 3 phiên bản, tạo hình Tôn Ngộ Không trong bản phim năm 1986 vẫn được đánh giá là đẹp nhất.

Trì Trọng Thụy góp mặt trong cả ba phiên bản "Tây du ký 1986", "Tây du ký 2" và "Ngô Thừa Ân và Tây du ký". Ở bản phim sau này, Trì Trọng Thụy lộ vẻ già nua với nhiều nếp nhăn trên gương mặt.

Nhân vật Trư Bát Giới trong "Tây du ký 1986" và "Ngô Thừa Ân và Tây du ký" do Mã Đức Hoa thể hiện. Trong phần 2 "Tây du ký", nhân vật này do Thôi Cảnh Phú đảm nhận.

Diêm Hoài Lễ thể hiện vai Sa Tăng trong "Tây du ký 1986". Sang đến phần 2 "Tây du ký" và bộ phim "Ngô Thừa Ân và Tây du ký", Sa Tăng do Lưu Đại Cương đóng. Trong hai diễn viên này, Diêm Hoài Lễ vẫn được đánh giá cao hơn về thần thái.

Phật Tổ Như Lai do nam diễn viên gạo cội Châu Long Quảng thể hiện. Ở phiên bản "Ngô Thừa Ân và Tây du ký", tạo hình Phật Tổ có phần đen hơn hai phiên bản trước. Vì vậy, các fan đã nói đùa rằng: "Phật Tổ đã đi đâu du lịch mà da lại đen hơn trước?"

Tả Đại Phân thể hiện xuất sắc nhân vật Quan Âm Bồ Tát trong hai phần phim "Tây du ký". Cái bóng quá lớn của Tả Đại Phân đã làm lu mờ phiên bản Quan Âm Bồ Tát do nữ diễn viên Lưu Gia đảm nhận trong bộ phim "Ngô Thừa Ân và Tây du ký".

"Ngô Thừa Ân và Tây du ký" được thực hiện vào năm 2007. Tuy nhiên, tạo hình nhân vật Ngọc Hoàng trong tác phẩm này lại bị đánh giá kém xa so với hai phiên bản "Tây du ký" trước đó.

Nhân vật Thác Tháp Lý Thiên Vương của 2 phần phim "Tây du ký" nhận được nhiều lời khen. Vai diễn này trong "Ngô Thừa Ân và Tây du ký" bị chê là "non" và không toát lên khí chất của nhân vật.

Diêm Vương phiên bản phim "Ngô Thừa Ân và Tây du ký" bị chê là kém xa so với phiên bản trong hai phần phim "Tây du ký" trước đó.

Trong ba phiên bản, tạo hình Long Vương trong "Ngô Thừa Ân và Tây du ký" bị đánh giá là xấu nhất.

>> Thực hư tin đồn Nữ Vương Tây Lương yêu đơn phương Đường Tăng nên không lấy chồng

Hani (Theo Giadinhvietnam.com)