PHIM NHẠC » Toàn cảnh

Tôn Ngộ Không thoát chết ở động bà La Sát

Thứ năm, 12/09/2013 09:06

Vì nhân viên điều khiển dây an toàn và nhân viên đẩy cây gỗ phối hợp không ăn ý, thuyền lại rung lắc mạnh khiến “anh khỉ” rơi tõm xuống sông.

Đoàn Tây Du Ký đã phải thực hiện những cảnh quay tại hai hang động ở Quế Lâm cho tập phim  17 – Ba lần lấy quạt Ba Tiêu.

Trong tập này có một số ngoại cảnh được thực hiện tại một số danh thắng ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Khung cảnh non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình lại nhiều hang động, rất thích hợp cho những cảnh quay động Ba Tiêu của nhân vật bà La Sát. Hai khu động được đoàn Tây Du Ký chọn là động Thất Tinh nham và động Lô Địch Nham.

Đạo diễn Dương Khiết (giữa) chỉ đạo diễn tập 17 ở Quế Lâm. Lục Tiểu Linh Đồng (phải) và Vương Phụng Hà (thứ hai từ trái qua) vai Bà La Sát.

Hình ảnh động Ba Tiêu trong tập 17 - Ba lần lấy quạt Ba Tiêu.

Người được chọn vào vai Thiết Phiến công chúa (Bà La Sát) là nữ diễn viên thuộc Đoàn kinh kịch tỉnh Cát Lâm – Vương Phượng Hà. Bà từng có kinh nghiệm đóng vai này trong vở kinh kịch Ba lần lấy quạt Ba Tiêu trước đây.

Khu vực động Thất Tinh Nham ở Quế Lâm và một số động kháccó cấu tạo địa chất rất khác so với những khu vực mà đoàn Tây Du Ký từng chọn quay. Những hang động trước đây đa phần nằm sâu bên dưới lòng đất, trong khi hang động ở đây nằm ở lưng chừng núi. Do ở trên độ cao như vậy, độ ẩm cũng không còn là trở ngại cho đoàn phim. Hơn nữa, trong động luôn có gió lùa vào khiến quá trình quay thuần lợi hơn rất nhiều.

Măng đá và nhũ đá bên trong động có nhiều hình dáng hết sức đẹp mắt, có thể tưởng tượng ra đủ những hình thù các nhân vật thần thoại, động vật, cỏ cây như Lưu, Quan, Trương trong Tam Quốc diễn nghĩa, Ngưu Lang – Chức Nữ... Nhân viên ánh sáng còn bố trí hệ thống đèn màu khiến khung cảnh trong động trở nên lung linh, thẫm đẫm tính chất thần kỳ.

Ngộ Không và Bà La Sát (Vương Phượng Hả) trong động Ba Tiêu.

Vương Phượng Hà trong tạo hình Thiết Phiến công chúa (bà La Sát).

Bên trong động còn có một khu vực rộng rãi và một chiếc hồ nhỏ. Đội đạo cụ khéo léo sắp đặt những tảng đá tự nhiên hình dạng xù xì, nhiều kích thước, cài thêm một ít hoa cỏ xung quanh tạo thành một chiếc hồ sinh động. Ngoài ra, đội mỹ thuật hiết kế thêm một vài đạo cụ khiến cảnh động biến thành một cung điện nguy nga lộng lẫy.

Để tạo không khí trong động thêm màu sắc thần tiên, chuyên gia khói lửa Lưu Lễ bố trí những bình đốt băng khô sau mỗi trụ đá. Khi quay, nước nóng được đổ vào bình băng khô, từ đó tỏa ra làn sương khói mờ mờ nhân ảnh, như hư như thực khắp trong động.

Nhân vật Ngưu Ma Vương do nghệ sĩ nổi tiếng Vương Phu Đường - diễn viên của Kịch viện Nghệ thuật Thanh niên Trung Quốc đảm nhiệm. Ông là người vùng Nam Dương, tỉnh Hà Nam - một người vừa nhiệt tình lại gần gũi, dễ tính nên được nhiều người trong đoàn hết sức yêu mến và nể trọng. Vương Phu Đường từng đóng nhiều vai quan trọng trong các bộ phim truyền hình như Bát tiên quá hảiMặt trời mọc...

Thời gian quay những cảnh trong động diễn ra khá nhanh chóng thuận lợi, chỉ cần bốn ngày quay là hoàn tất.

Nghệ sĩ Vương Phu Đường trong tạo hình Ngưu Ma vương chụp ảnh lưu niệm cùng đạo diễn Dương Khiết.

Ngưu Ma vương (Vương Phu Đường) và Bà La Sát (Vương Phượng Hà) bàn mưu tính kế lấy lại quạt Ba Tiêu.

Một cảnh quay khác trong tập 17 có hiệu ứng kỹ xảo trên mặt nước được thực hiện ở sông Ly Giang.

Thời gian tháng 10 là thời điểm mùa nước lên. Mực nước ở thượng du sông Ly Giang lên cao khiến đoàn phải sử dụng đến sự trợ giúp của một chiếc thuyền nan. Để đến được nơi này, đoàn phim phải ngồi xe từ Quế Lâm đến phà Dương Đê, sau đó đi thuyền đến Dương Sóc. Trên sông Ly Giang, đoànTây Du Ký thuê một chiếc thuyền du lịch cỡ nhỏ.

Đội đạo cụ dựng một cột gỗ lớn trên thuyền, tạo bộ phận “hạ cánh” đơn giản cho nhân vật Tôn Ngộ Không. Trong cảnh quay này, Lục Tiểu Linh Đồng sẽ được buộc vào dây cáp và treo mình lên chiếc cột gỗ. Hình ảnh sau đó sẽ được ghép ở phần hậu kỳ khi trở về Bắc Kinh.

Ngộ Không và Hồ Diện yêu tinh (Trịnh Ích Bình) với phần quay ngoại cảnh ở Quế Lâm.

Quang cảnh trên sông Ly Giang, Quế Lâm 1986. Ảnh: Đường Kế Toàn.

Đội kỹ thuật buộc dây an toàn (một loại dây cáp mảnh và nhỏ) vào ròng rọc, đặt trên cột gỗ do 6 – 7 người có nhiệm vụ làm đối trọng và nâng Ngộ Không “cất cánh, hạ cánh”. Trong khi một đội khác phụ trách điều khiển dây an toàn, giúp diễn viên giữ vị trí an toàn so với mặt nước.

Vì toàn bộ quá trình được thực hiện trên một chiếc thuyền, địa điểm quay chòng chành và rung lắc nên đội kỹ xảo cẩn thận buộc dây an toàn cho Lục Tiểu Linh Đồng rồi từ từ thả anh lên mặt sông. Công việc diễn ra khá thuận lợi nhưng khi nhìn vào monitor, độ cao của cảnh quay trong khung hình không thích hợp nên phải quay lại.

Vì nhân viên điều khiển dây an toàn và nhân viên đẩy cây gỗ phối hợp không ăn ý, thuyền lại rung lắc mạnh khiến “anh khỉ” rơi tõm xuống sông. Mọi người đều thót tim lo lắng còn đội kỹ thuật vội vàng kéo bật cây gỗ trở lên, kịp thời cứu Lục Tiểu Linh Đồng. Dù sao toàn bộ nửa thân dưới của “anh khỉ” đều đã ướt sũng, may không ảnh hưởng đến tính mạng. Cảnh quay nhờ vậy cũng hoàn thành mà không phải quay lại đến lần thứ ba.

Cây gỗ bên cạnh làm điểm tựa cho cảnh quay Ngộ Không bay trên mặt nước. Ảnh: Đường Kế Toàn.

Lục Tiểu Linh Đồng bắt đầu thực hiện màn "đu dây" trên sông Ly Giang nhờ hệ thống ròng rọc tự chế. Ảnh: Đường Kế Toàn.

Sau cảnh quay trên, đoàn Tây Du Ký còn được thưởng thức món cá chép tươi sống của sông Ly Giang. Cá được hầm kỹ, thịt vừa mềm vừa ngọt khiến mọi người quên hết vất vả và cơn đói từ ban chiều. Ngồi trên thuyền, ăn cá chép sông Ly Giang, ngắm cảnh nước hữu tình đẹp như họa đồ thật không gì thú bằng. Nhân viên trong đoàn nhớ lại câu ca nổi tiếng về danh thắng nơi đây: Quế Lâm sơn thủy đệ nhất thiên hạ, Dương Sóc sơn thủy đệ nhất Quế Lâm.

Theo Khampha.vn