Ngày 23/10 vừa qua, trang Naver của Hàn Quốc đã đăng tải một bài viết có tiêu đề: "Nô tì Trung Quốc mặc Hanbok? - Đây là muốn lấy Hanbok của chúng ta?".
Bộ phim nổi tiếng "Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa" của Dương Mịch bị tố ăn cắp, hạ thấp trang phục Hanbok của Hàn
Bài viết nhanh chóng nhận được hàng ngàn lượt quan tâm bình luận của công chúng. Điều đáng chú ý là hình ảnh tham khảo trong bài viết được lấy từ bộ phim "Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa" đình đám của Dương Mịch.
Cảnh phim bị ném đá vì cho nhân vật nô tì mặc đồ giống Hanbok
Khán giả xứ Hàn không khỏi bức xúc vì trong khi trang phục nữ chính vẫn là đồ mang phong cách Trung thì trang phục người hầu lại giống Hàn
Bên cạnh đó, người viết cũng chỉ ra một hình ảnh khác trong phim "Thành Hóa Thập Tứ Niên" do Thành Long làm giám chế, nhân vật có kiểu wangjin giống với của Hàn Quốc.
Một cư dân mạng xứ Trung cũng cho rằng, trang phục trong poster phim của Thành Long giống với đồ Hàn Quốc
Poster phim "Thành Hóa Thập Tứ Niên" do Thành Long làm giám chế
Kiểu trang phục vốn đã quen mắt với người hâm mộ phim cổ trang Hàn
Wangjin vốn được nam giới thời xưa đội để tránh sự vướng víu của tóc mai, nhưng tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa wangjin của nhà Minh và Hàn Quốc. Chuyên gia Kim So Hyun của Đại học Bae Hwa cho biết: "Kiểu của Hàn là buộc quanh đầu, còn của Trung Quốc giống như một chiếc mũ với phần lỗ ở đỉnh đầu hơn".
Kiểu đặc trưng mà các nam nhân vật trong phim cổ trang Hàn thường đội
Kiểu Wangjin của Trung Quốc
Tác giả lấy hình ảnh so sánh trong phim của Hoắc Kiến Hoa
Một bộ phim khác được đưa vào làm ví dụ là "Thiếu gia đi chậm thôi" của Ngu Thư Hân.
Một phim Trung khác với nhân vật người hầu mặc đồ giống Hanbok
Điều khiến công chúng Hàn phẫn nộ là trong các bộ phim này, chỉ có nhân vật người hầu mới ăn mặc như vậy, khiến công chúng Hàn tin rằng đây là hành vi khiến Hanbok giống như trang phục của tầng lớp hạ lưu.
Dưới bài viết, nhiều người bày tỏ sự bức xúc với các bộ phim trên.
1. [+604, -2] Thật là bẩn thỉu. Đấy là điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi đọc mấy bài viết kiểu này.
2. [+365, -6] Tôi đã để ý từ nhiều năm rồi, phim Trung toàn cho người hầu hay nô lệ mặc đồ gần giống Hanbok thôi, như thể họ đang tạo ấn tượng là người Hàn đã làm nô lệ cho họ vậy.
3. [+105, -1] Các tác phẩm nghệ thuật của Elizabeth Keith để lại cho thấy sự khác biệt của trang phục truyền thống chúng ta với Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc cứ làm thế này thì chỉ tự hại mình thôi.