PHIM NHẠC » Truyền hình

Phim Tây Du Ký có gì nổi bật và khác biệt với các tác phẩm kinh điển khác mà được phát đi phát lại hơn 3000 lần?

Thứ sáu, 30/07/2021 14:15

Tây Du Ký được ra mắt vào năm 1982 là bột phim được phát đi phát lại nhiều lần vào mỗi dịp hè. Theo thống kê, bộ phim này đã được phát đi phát lại hơn 3.000 lần trong gần 40 năm kể từ khi công chiếu. Đó là một kỉ lục mà không tác phẩm nào có thể so sánh được.

“Tây Du Ký” là bô phim truyền hình được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân. Nội dụng phim xoay quanh hành trình tới Tây Trúc thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh. Trải qua nhiều sóng gió, đối mặt với không biết bao nhiêu hiểm nguy, thậm chí còn bị yêu quái “li gián” tình thầy trò, Đường Tăng cùng ba đồ đề của mình cuối cùng cũng thông qua 81 kiếp nạn, mang được kinh Phật về.

Tại sao phim Tây Du Ký được phát đi phát lại hơn 3000 lần?

Mặc dù ra đời trong thời điểm kỹ xảo điện ảnh còn thô sơ, lạc hậu, chi phí sản xuất phim cũng không đủ trang trải cho toàn bộ phim, “Tây Du Ký” bản 1986 vẫn tạo nên gây ấn tượng mạnh đối với người xem, tạo nên những kỷ lục mà khó có bộ phim nào có thể lật đổ nổi.

So với ba tác phẩm khác nằm trong Tứ đại danh tác được chuyển thể thành phim gồm Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Hồng lâu mộng, Tây du ký có sức ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều. Với hơn 3.000 lần phát lại ở khắp các đài truyền hình cả nước, điều này đủ cho thấy sức hút to lớn của tác phẩm.

Tác phẩm này có gì nổi bật và khác biệt với các tác phẩm kinh điển khác mà được phát đi phát lại hơn 3000 lần?

Sự hấp dẫn ở đề tài và phù hợp mọi lứa tuổi

Giới phê bình phim ảnh cũng cho rằng chính đề tài rộng, nội dung không bó buộc, khô cứng giúp Tây Du Ký đạt được thành tích kể trên trong hơn 30 năm qua. Nếu so với Thủy Hử, Tam quốc diễn nghĩa nặng yếu tố chính trị, chủ yếu phù hợp với khán giả nam; Hồng lâu mộng kể về bi kịch tình yêu, gia đình mang tính ủy mị lại được đánh giá phù hợp khán giả nữ; tác phẩm của Ngô Thừa Ân chiếm ưu thế khi không bị giới hạn đối tượng khán giả. Theo giới truyền thông, dù phim đã nhiều lần phát sóng lại nhưng cả người lớn và trẻ em đều háo hức đón xem.

Yếu tố thần thoại

Chính yếu tố thần thoại góp phần không nhỏ cho sự thành công lâu bền của phim. Ở thế giới nhân vật Tây Du Ký, người ta có thể nhìn thấy tất cả những biểu hiện bình thường trong cuộc sống con người. Ranh giới giữa các phạm trù đối lập: cao quý - thấp hèn - chính - tà, tốt - xấu, thiện - ác… trong thế giới nhân vật không phải lúc nào cũng rạch ròi tuỳ theo vị trí không gian của chúng theo trục thẳng đứng như mô hình quan niệm văn hoá chung thời trung cổ.

Thế giới nhân vật Tây du kí là một thế giới tràn đầy những yếu tố kì lạ. Những đặc điểm kì lạ về vòng đời, về hình tướng, về năng lực biểu hiện rõ tính thần kì của các nhân vật, đồng thời cho thấy rõ quan hệ máu thịt giữa thế giới nhân vật Tây du kí với thế giới nhân vật thần kì trong thần thoại, truyền thuyết và hệ thống tiểu thuyết thần ma nói chung.

Nhân vật đặc sắc

Đặc sắc của tác phẩm nằm ở nhân vật. Thế giới “Tây Du Ký” không chỉ có người phàm nơi nhân thế mà còn có Thần Phật nhiều không đếm xuể; trong đó không chỉ có các vị Như Lai, Bồ Tát, La Hán, Kim Cang của Phật gia, mà còn có Ngọc Đế, Vương Mẫu, Lão Quân, Thiên Vương của Đạo gia; không chỉ có chính Thần, mà còn có các dạng yêu ma quỷ quái, quỷ mị võng lượng.

Có tính giải trí cao

Lý do khiến bộ phim được vẫn được khán giả yêu thích dù đã chiếu từ hơn 3 thập kỷ trước là nhờ tinh thần vui vẻ, giải trí mà phim truyền tải phù hợp với mọi đối tượng, phù hợp cho gia đình giải trí.

Thời lượng phim phù hợp

Một trong những nguyên nhân khiến “Tây Du Ký” nhận được trường yêu thích trong suốt 3 thập kỉ chính là có phần nhạc dễ nghe, dễ học, diễn xuất thú vị, hài hước. Đồng thời, độ dài phim khá phù hợp với 25 tập (phần đầu) trong khi đó mỗi tập có nội dung riêng biệt nên khán giả dễ theo dõi mà không sợ bị bỏ lỡ tình tiết hay. Do đó, nó trở thành “món ăn tinh thần” phù hợp với mọi đối tượng khán giả, nhất là trẻ em.

Tại Việt Nam, bộ phim được chiếu từ đầu những năm 1990, và dã được chiếu lại hàng trăm lần trên các kênh truyền hình khác nhau, trong đó bản năm 1986 vẫn được coi là phiên bản xuất sắc nhất.

Dương Huyền (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới