Đi lễ chùa
Trong đời sống tâm linh của người Việt, chùa là một địa danh rất linh thiêng và tôn kính. Người dân Việt đến chùa để tìm sự bình an, sự thanh thản sau những giờ phút mệt nhoài bon chen với cuộc sống. Đi chùa đã trở thành một việc làm không thể thiếu của rất nhiều người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Do đó đây cũng là một địa điểm lí tưởng bạn cùng gia đình nên đến bởi chỉ cần với tấm lòng thành kính, bạn cũng đã có một nơi đến trọn vẹn niềm vui.
Lễ hội đường sách, đường hoa Nguyễn Huệ (Quận 1)
Nếu ở Sài Gòn, chắc chắn bạn đã từng biết đến Lễ hội đường sách và đường hoa Nguyễn Huệ (Quận 1). Đây được xem là nơi thu hút rất nhiều người dân thành phố cùng du khách trong và ngoài nước tới tham quan, thưởng lãm nhân mỗi dịp Tết đến. Và các bé cũng không ngoại lệ, nhất là tại đây, lễ hội được trang hoàng với muôn loài hoa khoe sắc, những chậu kiểng cùng những không gian hoa được thiết kế rất lạ mắt,… Đường sách diễn ra từ ngày 27/12 và kéo đến mồng 4 tết bên cạnh đường hoa Nguyễn Huệ. Tại Lễ hội, bạn có thể đưa các bé đến với khu vực sách dành cho thiếu nhi (nằm trên đường Ngô Đức Kế). Khu vực trưng bày sách, ảnh thiếu nhi, thậm chí có cả xe sách lưu động. Hay như bạn cũng có thể dẫn bé đến khu trò chơi, hứa hẹn rất thú vị và hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi đưa bé du xuân trong dịp tết này. Công viên văn hóa Đầm Sen (Quận 11) Tết này ở công viên văn hóa Đầm Sen có gì? Chắc chắn là rất nhiều chương trình đặc sắc và thú vị dành riêng cho trẻ em. Đó có thể là khu vực công viên nước với nhiều trò chơi hấp dẫn: hồ tạo sóng, dòng sông lười, cầu tuột,… hoặc đó có thể là sở thú, vườn hoa… nơi bạn có thể đưa các bé đi tham quan.
Cũng trong những ngày này, công viên cũng tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị: múa lân sư rồng, phố ông đồ với nhiều hoạt động đặc trưng của tết cổ truyền như ông đồ cho chữ, các trò chơi dân gian và chương trình lì xì chúc tết cho tất cả trẻ em… Riêng về văn hóa nghệ thuật, nhiều chương trình ca nhạc đặc biệt mừng xuân cùng các vở kịch hấp dẫn sẽ được trình diễn cho đến hết ngày 15 tết. Công viên mở cửa tất cả các ngày trong dịp tết (Riêng ngày 29 âm lịch mở cửa từ 17g đến 0g30, mồng 1- 8 tết mở cửa từ 8g đến 22g). Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1) Được biết, Thảo Cầm Viên mở cửa trong suốt dịp Tết, đón khách từ 8g đến 18g hàng ngày. Đến Thảo Cầm Viên, ngoài việc cho các bé tham quan và ngắm các loại thú dễ thương như: hươu cao cổ, voi, đà điểu, ngựa vằn, hà mã,… và xem biểu diễn xiếc xiếc thú vui nhộn, bạn cũng có thể hướng dẫn các bé chơi các trò chơi và tham gia các chương trình đặc sắc dành riêng cho các thiếu nhi. Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) Nằm cách Hà Nội khoảng 180km, cao nguyên Mộc Châu, điểm đến đã quá quen thuộc với nhiều du khách, vào ngày xuân càng trở nên hấp dẫn bởi vẻ đẹp thiên nhiên và sắc xuân rạng rỡ trên những vườn đào, vườn mận. Thời gian: từ 1 -2,5 ngày Phương tiện: ô tô, xe máy Các địa điểm tham quan: bản làng dọc quốc lộ 6, thị trấn nông trường, đường vào Tân Lập hoặc đi cửa khẩu Loóng Sập. Hãy dừng chân bất kỳ nơi nào trên đường di chuyển để khám phá mùa xuân nơi đây. Bắc Hà (Lào Cai) - cao nguyên trắng Một lộ trình kinh điển để khám phá cao nguyên trắng Bắc Hà thường được nhiều dân đi lựa chọn từ Hà Nội là di chuyển bằng tàu đêm lên Lào Cai rồi thuê xe gắn máy trong 2 ngày. Nếu mang theo xe máy lên tàu thì xuống ở ga Phố Lu.
Thời gian: 2 ngày, 2 đêm Phương tiện: xe máy (Thuê xe từ Lào Cai giá 200.000 - 250.000 đồng/ngày) Các địa điểm tham quan: thị trấn Bắc Hà, dinh thự cổ của vua Mèo Hoàng A Tưởng, các đường liên xã vào Bản Phố, Tả Van Chư, Lùng Phìn. Lễ hội Gầu Tào, Say Sán ở Lào Cai Vào ngày mùng 4-6 Tết hàng năm, tại Pha Long (huyện Mường Khương) sẽ diễn ra lễ hội mừng xuân mới của đồng bào Mông gọi là hội Gầu Tào, cũng lễ hội đó tại huyện Simacai thì gọi là lễ hội Say Sán. Đây là dịp để du khách khám phá nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc miền núi và hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng và rộn rã nơi rẻo cao. Thời gian: ít nhất 2 ngày, 2 đêm (di chuyển từ Hà Nội lên Lào Cai bằng tàu đêm) Phương tiện: ô tô, nhưng cơ động và linh hoạt nhất là xe máy, để có thể đi vào đường liên bản, khám phá sâu sắc cuộc sống mùa xuân của người dân bản địa nơi đây. Các địa điểm khám phá: Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, Pha Long (Mường Khương); Sín Chéng, Quan Thần Sán, Thào Chư Phìn, Lử Thẩn, Cán Cấu (Simacai). Đồng Văn - cao nguyên đá nở hoa Cao nguyên đá Đồng Văn là một điểm đến đặc biệt bởi bốn mùa xuân hạ thu đông đều hấp dẫn dân di đến lạ lùng. Nhưng có lẽ mùa xuân - mùa cao nguyên đá nở hoa là mùa đẹp nhất, khi bên những chái nhà trình tường là gốc mận trắng hay cành đào phai nở kín hoa. Mùa các cô bé, cậu bé xúng xính váy áo tung tăng du xuân trên con đường Hạnh Phúc, nhảy chân sáo qua những mỏm đá tai mèo. Thời gian: 3-4 ngày Phương tiện: ô tô hoặc xe máy Cung đường: Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc - Hà Giang. Hãy khám phá cao nguyên đá bằng cách rẽ vào những con đường nhỏ dọc theo quốc lộ 4C để có những trải nghiệm khác biệt và thú vị. Ăn Tết cùng đồng bào Một trong những kinh nghiệm du xuân đáng giá, vui vẻ mà lại không hề tốn kém chi phí, chính là ăn, ở cùng đồng bào. Thực tế cho thấy các cung đường mùa xuân này đều nằm trên vùng biên giới phía bắc, nơi cư dân thưa thớt, dịch vụ chưa phát triển mạnh.
Vì thế, để đảm bảo cho thành công của chuyến du lịch vào dịp tết, các nhóm đi thường phải/nên có kế hoạch tự chuẩn bị đồ ăn mang theo (vốn dĩ rất dễ kiếm nhân dịp tết như bánh chưng, giò, thịt gà... ). Trong quá trình di chuyển có thể kết hợp giao lưu với dân địa phương để cùng ăn, cùng ở. Đồng bào các dân tộc nói chung vốn rất thân thiện, mộc mạc, nếu khách đối xử với đồng bào bằng tấm chân tình, ắt sẽ có sự chân tình đối lại. Cùng ăn, cùng ở với dân bản địa sẽ là một trải nghiệm thú vị. Bạn hãy nên thử một lần.