DU LỊCH » Du lịch Việt

Tỉnh ở miền Bắc Việt Nam không chỉ giàu tài nguyên mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, hút hơn 10 triệu lượt khách nửa đầu năm 2024

Thứ bảy, 29/06/2024 10:35

Không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên, tỉnh này còn rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này ước đạt 10,4 triệu lượt so với mục tiêu cả năm 17 triệu lượt, trong đó có 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Nhắc đến Quảng Ninh, nhiều người có thể nghĩ đến than đầu tiên. Điều này không có gì lạ, bởi ở Quảng Ninh những năm trước đó, người dân nơi đây đã làm giàu nhờ vào than đá. Tuy nhiên, với những thay đổi của thời đại, sự phát triển hiện nay chú trọng nhiều hơn đến vấn đề carbon thấp và bảo vệ môi trường nên nhiều vùng trong cả nước đã bắt đầu chuyển mình và phát triển theo hướng du lịch.

Trên thực tế, nhiều bạn không biết rằng Quảng Ninh cũng là khu vực giàu tài nguyên du lịch. Nó không chỉ có lịch sử lâu đời nhờ sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, điển hình như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long,...

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một tỉnh không chỉ giàu tài nguyên còn là địa điểm du lịch phong phú trong nước. Địa danh này rất có triển vọng!

Quảng Ninh đầy tiềm năng để phát triển du lịch trong tương lai

Là một tỉnh nằm ở phía Đông của Việt Nam, Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương có tài nguyên du lịch nổi trội và đặc sắc nhất cả nước, cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng, được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích như: Vịnh Bái Tử Long; VQG Bái Tử Long; đảo Cô Tô; đảo Tuần Châu; các bãi biển: Trà Cổ, Ti Tốp, Minh Châu; quần thể di tích danh thắng Yên Tử…Đặc biệt, vịnh Hạ Long của Quảng Ninh - kỳ quan thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận - đã trở thành một trong những điểm đến vô cùng hấp dẫn không chỉ của riêng tỉnh Quảng Ninh mà còn của cả nước nói chung.

Lợi thế về tài nguyên du lịch, cùng với các yếu tố nguồn lực khác như vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, chiến lược, hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ du lịch được đầu tư, phát triển đã góp phần đưa ngành du lịch Quảng Ninh đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong những năm qua. Năm 2019, Quảng Ninh đã thu hút hơn 14 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Theo Báo cáo đánh giá chỉ số cạnh tranh du lịch Việt Nam năm 2021 (VTCI 2021) đối với 15 tỉnh/thành phố theo các nhóm, trụ cột (Hình 23), Quảng Ninh có vị trí xếp hạng rất cao, xếp hạng chung đứng thứ 2/15 (sau Đà Nẵng); trong đó, trụ cột Tài nguyên tự nhiên đứng thứ 4/15 (sau Lâm Đồng, Quảng Bình, Kiên Giang); trụ cột Tài nguyên văn hóa đứng thứ 5/15 (sau Hà Nội, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh) - đây là một kết quả khá tốt cho thấy tiềm năng du lịch của Quảng Ninh so với các địa phương khác là rất lớn. Khai thác tốt lợi thế tài nguyên và phát huy sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch, sẽ đưa du lịch Quảng Ninh cất cánh hơn nữa trong thời gian tới, khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Quảng Ninh sở hữu tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú, trong đó tài nguyên tự nhiên biển đảo là thế mạnh của tỉnh với vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long có giá trị đặc sắc về địa chất, địa mạo và cảnh quan.

Vịnh Hạ Long là một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới

Vịnh Hạ Long: Vịnh Hạ Long là một vịnh biển kín với diện tích 1.553 km2, bao gồm 1.969 hòn đảo (trong đó vùng được công nhận di sản có diện tích 434 km2 với 775 hòn đảo). Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị về tiêu chí thẩm mỹ - cảnh đẹp thiên nhiên (1994) và giá trị về địa chất - địa mạo (năm 2000). Năm 2012, vịnh Hạ Long chính thức trở thành một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới do New Open World bình chọn. Trên vịnh Hạ Long có hàng ngàn hòn đảo đá vôi với nhiều hình thù cùng các tên gọi như hòn Oản, hòn Gà Chọi, hòn Ấm Tích, hòn Con Cóc… Đặc biệt, trên vịnh có nhiều hang động karst với những nhũ đá, măng đá, cột đá sinh động, hấp dẫn khách du lịch như: hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Mê Cung…

Vịnh Bái Tử Long: Vịnh Bái Tử Long nằm trong khu vực vịnh Bắc Bộ, bao gồm một phần của biển Hạ Long, Cẩm Phả và Vân Đồn. Vịnh Bái Tử Long là một chuỗi dài gồm hàng trăm các hòn đảo lớn nhỏ được tạo ra khi toàn bộ cao nguyên đá vôi bị chìm dưới mực nước biển. Vịnh Bái Tử Long gồm nhiều điểm tham quan nổi tiếng như đảo Cô Tô, đảo Vân Đồn…

Cùng với đó là nhiều bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Sơn Hào, Bãi Dài (Vân Đồn); Hồng Vàn, Vàn Chảy (Cô Tô); Trà Cổ (Móng Cái); bãi biển Ti Tốp (vịnh Hạ Long)…

Đây là những tài nguyên có giá trị cao, đã được quy hoạch đánh giá và định hướng khai thác phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển.

Cảnh quan vùng núi của Quảng Ninh được thiên nhiên kiến tạo nhiều danh thắng đẹp, hùng vĩ với rừng, núi trùng điệp tạo nên khung cảnh độc đáo cho khu vực Duyên hải Đông Bắc. Một số địa bàn có cảnh quan đẹp, là nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi, thể thao, cắm trại như: núi Yên Tử (TP.Uông Bí); núi Cao Ly, núi Cao Xiêm, “Sống lưng khủng long”, cảnh quan đường tuần tra biên giới (Bình Liêu).

Khách du lịch tắm biển khi đến Quảng Ninh

Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách đến Quảng Ninh ước đạt trên 5,3 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ, đạt 105% kịch bản tăng trưởng. Trong đó, khách quốc tế ước đạt trên 1,2 triệu lượt, tăng tới 410% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch ước đạt trên 10.200 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này ước đạt 10,4 triệu lượt so với mục tiêu cả năm 17 triệu lượt, trong đó có 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Trước mắt, năm 2024, tỉnh phấn đấu thu hút ít nhất 17 triệu lượt du khách, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế. Đến năm 2025 con số đó được nâng lên 18 - 20 triệu lượt khách, trong đó có ít nhất 4,5 - 5 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GRDP của tỉnh khoảng 11-12%. Đến năm 2030 sẽ đón khoảng 25 triệu lượt du khách, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng số lượng du khách bình quân 6%/năm.

Hoàng Lê (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới