Núi Merapi - ngọn núi lửa tầng đang hoạt động ở Indonesia là một trong những điểm
du lịch rùng rợn trên thế giới. Nơi này được biết đến với những đợt phun trào
dung nham thường xuyên, lên tới khoảng sáu mươi đợt trong thế kỷ qua.
Một vụ phun trào năm 1994 đã khiến 200 cư dân của thị trấn xung
quanh chết. Khói cuồn cuộn bốc ra từ núi lửa lên đến 300 ngày
một năm, nhưng hàng ngàn người vẫn sống trên sườn núi lửa
này. Tro bụi núi lửa làm cho đất màu mỡ nên nông dân vẫn
trồng cây trên sườn núi
Công viên quốc gia Tsingy De Bemaraha, Madagascar có thể là một trong những nơi lạ lùng
nhất mà bạn từng thấy. Toàn bộ khu vực được bao phủ bởi những khối đá nhọn, có nơi
cao tới 120m. Các khối đá này được hình thành khi bị nước biển ăn mòn và trở nên
sắc như dao cạo, ngoài ra, nơi đây có tới hàng trăm loài động, thực vật không thể
tìm thấy ở đâu khác trên thế giới. Đây cũng là một trong những địa điểm ít được
nghiên cứu nhất. Địa hình nơi đây quá hiểm trở, chỉ có rất ít các nhà khoa học
chịu vào sâu trong khu vực này tìm hiểu và số người quay trở lại chỉ có thể
đếm trên đầu ngón tay
Công viên quốc gia Madidi ở Bolivia được coi là một trong những vùng đa dạng sinh học
nhất trên thế giới. Nơi đây có ba vùng khí hậu riêng biệt: khí hậu lạnh ở các đỉnh núi
phủ tuyết trắng, ôn đới ở khu vực độ cao trung bình và nhiệt đới ở vùng đất thấp.
Công viên có đa dạng loài động vật mới gây thu hút các nhà khoa học. Để tồn
tại, gần như tất cả các loài động vật ở Madidi đã phát triển một số loại chất
độc. Rắn, báo đốm, gấu và lợn rừng cũng tấn công người đi trong rừng
rậm để ăn thịt. Các loài nấm và thậm chí cả lá và hạt cây đều có độc
Thị trấn Dallol ở Ethiopia giữ kỷ lục về việc có nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất thế
giới. Từ năm 1960 đến năm 1966, nơi đây có nhiệt độ trung bình khoảng 34,4 độ C.
Hiện nay, Dallol là một "thị trấn ma". Tuy vậy, vào những năm 1960, đây là một nơi
khai thác dầu mỏ rất có tiềm năng
Hồ Nyons ở Cameroon được hình thành do nước mưa tích tụ trong quá trình nguội của núi
lửa. Lượng nham thạch đã tạo nên một con đập tự nhiên có tác dụng giữ nước. Một túi
dung nham của núi lửa nằm bên dưới hồ nước và khí CO2 xâm nhập vào nước hồ tạo
nên axit cacbonic. Nước hồ có lượng khí CO2 bão hòa lớn đến độ nó là nguyên nhân
gây ra hiện tượng phun trào tại đây vào năm 1986, khiến 1.700 người thiệt mạng
Cổng địa ngục Námaskarð, Iceland cũng là một địa điểm cực kỳ nóng nhưng lại có cảnh
quan tuyệt mỹ. Đây là một trong những khu vực núi lửa hoạt động mạnh nhất ở châu
Âu. Mặt đất rải rác các hố bùn sôi và lỗ phun khí. Khách du lịch đến thăm khu vực
này được khuyên nên đi trên những con đường đánh dấu rõ ràng
"Cánh cửa đến địa ngục" là tên gọi của một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal,
Turkmenistan. Năm 1971, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí,
khiến mặt đất bên dưới bị đổ sụp tạo thành hố lớn với đường kính 70m. Để
tránh gây ngộ độc, người ta đã quyết định đốt nó với hy vọng lửa sẽ thiêu
rụi toàn bộ khí trong vài ngày. Tuy nhiên, đám cháy này đến nay vẫn
chưa kết thúc. Đây là một trong những mỏ khí có trữ lượng lớn nhất
trên thế giới. Hình ảnh bùn sôi và ngọn lửa màu da cam trong
miệng núi lửa Derweze có thể khiến nhiều người rùng mình
San Pedro de Atacama, Chile có phong cảnh đẹp đến nao lòng mà bất cứ ai khi nhìn vào
cũng đều xao xuyến. Các hẻm núi đá sa thạch, những cánh đồng muối rộng lớn hay
những mạch nước bốc hơi nghi ngút đều rất hấp dẫn. Thung lũng Chết ở nơi đây
là một địa điểm phù hợp cho các buổi dã ngoại. Nhưng, với những cơn gió nóng
có nhiệt độ cao làm San Pedro de Atacama trở thành nơi khô nhất trên Trái đất.
Khu vực này nhận được rất ít mưa hàng năm. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ
Mỹ (NASA) đã sử dụng sa mạc xung quanh khu vực để thử nghiệm tàu vũ trụ
Hồ Boiling, Dominica là suối nước nóng tự nhiên lớn thứ 2 trên thế giới. Nơi ít nóng nhất của
Boiling cũng có nhiệt độ lên tới hơn 80 độ C, đặc biệt tại giữa hồ, nước liên tục sôi sục.
Người ta không thể tìm được biện pháp nào kiểm soát nhiệt độ bởi đây là kết quả
của một vết nứt trong lòng hồ, khiến dung nham nóng chảy rò rỉ ra ngoài
Thung lũng Minquin, Trung Quốc là một ốc đảo đang dần bị thu hẹp và mắc kẹt ở giữa hai
sa mạc. Khu vực này ngày càng trở nên khô hạn hơn với 130 ngày trong năm bị ảnh
hưởng bởi gió bụi, bão cát. Nơi đây cũng tiếp tục bị các sa mạc xung quanh lấn
chiếm dần những diện tích vốn đã ít ỏi để trồng cây xanh
Ngọc Anh (Theo Giadinhvietnam.com)