DU LỊCH » Du lịch nước ngoài

Kỳ thú dòng sông băng ở Iran

Thứ năm, 08/01/2015 08:29

Nhiều du khách nghĩ về sông băng và hướng đến những quốc gia vùng cực bắc lạnh giá nhưng ít ai ngờ rằng, tại Iran cũng đang tồn tại các sông băng trên đỉnh những rặng núi và trở thành nét thu hút du khách cũng như người bản địa.

Nhiếp ảnh gia Klaus Thymann vừa đưa một nhóm những nhà khám phá đi qua các vùng đất tồn tại sông băng ở Iran trong một dự án kêu gọi tất cả mọi người cùng nâng cao hiểu biết về sự thay đổi của khí hậu và môi trường.

Dãy núi Damavand nhìn từ xa với đỉnh cao 5681m chạm đến tận những đám mây. Lớp băng phủ bên trên tấm biển quảng cáo nhiều hơn hẳn so với hình ảnh ngọn núi bên ngoài cũng phần nào cho thấy sự nóng lên của trái đất đã làm thay đổi khá nhiều diện mạo của Damavand.

Một cậu bé đang trông nom đàn cừu của mình dưới chân đồi. Hầu hết các hoạt động chăn thả được thực hiện trên vùng bán khô quanh khu vực núi non với khoảng 35% tổng diện tích đất có thể dùng cho việc chăn thả gia súc cùng với đó là sản xuất rơm rạ khô với sản lượng khá nhỏ.

Nhiếp ảnh gia Klaus Thymann đang xếp đặt thiết bị để chụp bức ảnh toàn cảnh về khu vực phía đông bắc của vùng núi. Một chút khói bốc lên từ đỉnh ngọn núi lửa có thể nhìn thấy ở trên cùng. Thung lũng xám này cho thấy nơi sông băng cổ từng tồn tại.

Sông băng ở Iran có ảnh hưởng quan trọng đến nguồn cung cấp nước. Khoảng 60% lượng nước cho các khu công nghiệp và nông nghiệp phụ thuộc vào các sông băng tự nhiên.

Sông băng tan ra tạo thành những dòng chảy ngang qua một vài căn nhà dưới chân núi giúp cho người dân có được nước sạch sể sinh hoạt.

Các gia đình sống trên núi khoảng nửa năm. Vào mùa đông, có quá nhiều băng tuyết phủ kín khu vực chăn thả nên họ sẽ di chuyển đàn gia súc xuống bên dưới. Vùng lưng chừng núi bị phủ tuyết biến thành nơi trượt tuyết dù cho không hề có thang máy đưa người lên cao.

Ngôi làng Nadal nằm ngay chân dãy núi Damavand là nơi để chứa những nông cụ, đồ dùng và thực phẩm.

Độ cao trung bình nơi đây khoảng 4800m và nếu xuống thấp hơn có nghĩa rằng rất nhiều các khu vực có sông băng đã bị biến mất hoặc bị thu hẹp một cách đáng kể.

Những tảng đá phủ lên một phần của sông băng và phần có màu đen chỉ rõ sông băng đã bị thu hẹp thế nào.

Sông băng tại Alam Kun thuộc tỉnh Mazandaran khá nhỏ so với sông băng ở dãy Damavand.

Dãy núi Sabalan là điểm đến phổ biến với người Iran cho các hoạt động dã ngoại và tiệc ngoài trời. Tại khu vực này, có thang máy đưa du khách lên cao để trượt tuyết nằm ở phía hậu cảnh của bức ảnh.

Đàn cừu đang được chăn thả trên những dãy núi. Vùng cao nguyên nằm ở độ cao 900m so với mặt nước biển và được bao phủ bởi lớp đất nâu giúp ích khá nhiều cho việc trồng trọt.

Lên cao một chút là Ameriacan Mosque, thánh đường hồi giáo được những người lính Mỹ xây dựng vào thế chiến II. Hiện tại, công trình được sử dụng làm trạm dừng chân cho những người bản địa trước khi chinh phục đỉnh núi Sabalan tại độ cao 4811m.

Chỉ có vài căn phòng trong đền thờ Hồi giáo và vào những ngày đông đúc, du khách thường tự dựng lều để ngủ xung quanh nhằm dưỡng sức cho hành trình leo lên đỉnh núi vào hôm sau.

Những người bản địa nghỉ chân tại một khu hồ nhỏ trên đỉnh núi.

Sabalan vốn là một ngọn núi lửa và miệng núi lửa biến thành hồ chứa nước. Trong mùa đông, nước hồ bị đóng băng và vào mùa hè, khi ánh mặt trời lên cao sẽ góp phần làm tan chảy băng tuyết bám xung quanh miệng núi.

Nước chảy xuống từ trên núi qua một ngôi làng nhỏ và phục vụ cho nhiều mục đích, tuy vậy người ta vẫn cảm thấy có một chút mùi lưu huỳnh do ảnh hưởng của môi trường núi lửa.

Cả khu vực có rất nhiều các sản vật nông nghiệp và được mang bán bên đường, số còn lại chuyển đến các thành phố lớn. Nông nghiệp chiếm khoảng 1/5 của GDP và tạo ra 1/3 tổng số việc làm cho người lao động Iran.

Một gia đình hưởng thụ chuyến picnic dưới những tán cây gần Sabalan tại khu vực Ardabil. Vùng hạ lưu của dòng sông có nhiều trầm tích nhiều màu và không gian đậm chất thiên nhiên.

Theo ANTV