Burano là một hòn đảo ở đầm phá phía bắc Venetian, chỉ mất 40 phút đi thuyền từ thành phố Venice là có thể thong dong dạo bước trên đảo.
Burano là một ngôi làng đánh cá cũ và những truyền thống đánh bắt của đảo Burano được truy trở lại thời La Mã. Hòn đảo không chỉ có những ngôi nhà rực rỡ sắc màu mà còn nổi tiếng với nghệ thuật làm vải đăng-ten (vải ren) với màu sắc tươi sáng.
Đảo Burano là một nơi tái định cư được người La Mã thành lập sau khi rời bỏ thành phố Altino, tháo chạy trong cuộc xâm lược của người Hung.
Người La Mã đã đặt tên đảo là Burano theo một trong những chiếc cổng của thành phố cũ. Những ngôi nhà đầu tiên trên đảo Burano là những ngôi nhà sàn được xây dựng trên những cột cây trên mặt nước, với những bức tường được bện bằng tre, trúc, hay lau, sậy mà chỉ trát bùn đại khái. Sau này, những ngôi nhà thô kiểu cũ đã được thay thế bằng ngôi nhà gạch vững chắc hơn, và cư dân đảo bắt đầu sơn vẽ ngôi nhà của họ với nhiều màu sắc tươi sáng.
Màu sắc được sơn quét lên những ngôi nhà là không rõ nguồn gốc, nhưng câu chuyện về nó được người dân kể lại là cách đây nhiều năm. Khi ngư dân đánh cá trở về vào lúc rạng đông, họ không thể phân biệt đâu là ngôi nhà của mình do có một lớp sương mù dày đặc bao phủ. Vì vậy, người dân mới bắt đầu sơn quét ngôi nhà với nhiều màu sắc khác nhau để tránh nhầm lẫn.
Người ta nói rằng, màu sắc của những ngôi nhà trên đảo Burano tồn tại cùng với nhiều gia đình đã trải qua nhiều thế kỷ.
Ngày nay, hệ thống màu sắc đặc trưng của những ngôi nhà trên đảo đã được phát triển lên dần. Nếu một cư dân nào đó muốn sơn nhà của mình lại, họ cần phải gửi một yêu cầu đến chính phủ về việc sơn nhà. Chính phủ sẽ trả lời bằng cách đưa ra thông báo về một số màu sắc cụ thể được phép để sơn.
Mặc dù hòn đảo đã lập khu định cư từ thế kỷ thứ 6, nhưng mãi tới thế kỷ 16 mới là giai đoạn đánh dấu sự phát triển kinh tế vượt bậc. Đó là thời điểm phụ nữ trên đảo bắt đầu làm vải ren bằng chiếc kim thêu.
Họa sĩ thiên tài Leonardo da Vinci đến thăm đảo vào năm 1481, ông đã đến thăm thị trấn nhỏ nổi tiếng với nghề làm vải ren, Lefkara và mua một tấm để phủ lên bàn thờ chính cho nhà thờ chính tòa Milano. Vải ren đã sớm xuất khẩu sang khắp thị trường châu Âu, nhưng ngành thương mại này bắt đầu giảm sút trong thế kỷ 18 mà không được phục hồi, mãi cho đến năm 1872 khi có một ngôi trường dạy cách làm vải ren mở ra thì ngành nghề truyền thống của đảo mới quay trở về thời hoàng kim.
Nghề làm ren tuy có cơ hội bùng nổ một lần nữa, nhưng ngày nay làm ren theo cách thức truyền thống của đảo vô cùng tốn thời gian. Thêm vào đó là nguyên liệu để làm nên sản phẩm cũng rất tốn kém.